| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ lây lan dịch tả lợn Châu Phi rất cao

Thứ Năm 24/07/2025 , 17:31 (GMT+7)

Tỉnh Khánh Hòa đã xuất hiện một ổ dịch tả lợn Châu Phi vào ngày 4/7 và đến nay cơ bản đã kiểm soát tuy nhiên nguy cơ lây lan vẫn rình rập.

Cảnh báo nguy cơ dịch bệnh

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Khánh Hòa, ngày 4/7 vừa qua, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát tại một hộ chăn nuôi ở thôn Đảnh Thạnh, xã Suối Hiệp. Cụ thể, 18 con lợn từ 3 đến 4 tháng tuổi, trong tổng đàn này đã mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy hoàn toàn, với tổng khối lượng 768 kg.

Lực lượng thú y tỉnh Khánh Hòa nỗ lực phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi. Ảnh: Kim Sơ.

Lực lượng thú y tỉnh Khánh Hòa nỗ lực phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi. Ảnh: Kim Sơ.

Trước tình hình dịch bệnh, ông Võ Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Suối Hiệp cho biết, địa phương đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Bao gồm việc tổ chức rắc vôi, phun thuốc tiêu độc, khử trùng kỹ lưỡng tại hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng, nơi tiêu hủy lợn và các hộ tiếp giáp với ổ dịch theo đúng quy định.

Song song đó, công tác tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết không vận chuyển, bán chạy hay giết mổ lợn nghi mắc bệnh cũng được đẩy mạnh. Cũng như báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y khi phát hiện gia súc mắc bệnh hoặc chết nghi do bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, cán bộ địa phương đã được cử đến giám sát chặt chẽ ổ dịch và khu vực xung quanh, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên toàn bộ đàn lợn trên địa bàn.

Đến ngày 23/7, ông Võ Văn Công, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Khánh Hòa xác nhận, ổ dịch đã cơ bản được kiểm soát và chưa ghi nhận thêm ổ dịch mới phát sinh.

Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Khánh Hòa vẫn đưa ra cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi vẫn ở mức cao trong thời gian tới. Lý do chính là bởi điều kiện thời tiết bất lợi, nhu cầu vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ động vật đang tăng mạnh để phục vụ du lịch.

Bên cạnh đó, tình hình chăn nuôi nông hộ còn nhiều hạn chế, và hoạt động giết mổ nhỏ lẻ chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt, sự xuất hiện của virus dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn một xã, tiềm ẩn nguy cơ lây lan diện rộng nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời và hiệu quả.

Người chăn nuôi cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên chăn nuôi. Ảnh: Kim Sơ.

Người chăn nuôi cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên chăn nuôi. Ảnh: Kim Sơ.

Quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống

Để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với địa phương triển khai các biện pháp ứng phó.

Ngay khi phát hiện dịch tả lợn Châu Phi tại xã Suối Hiệp, công tác tiêu hủy lợn bệnh, rắc vôi bột và phun thuốc tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực có dịch đã được thực hiện theo quy định. 50 lít hóa chất Han-Iodine 10% cũng đã được cấp từ nguồn dự trữ của tỉnh để tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.

Lực lượng thú y trên địa bàn tỉnh được chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm và xử lý kịp thời các trường hợp lợn bệnh, nghi mắc bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân để ngăn chặn lây lan.

Sở cũng chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương triển khai tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi, phấn đấu đạt tối thiểu 80% tổng đàn được tiêm phòng.

Cùng với đó, tăng cường quản lý kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật. Phối hợp với Quản lý thị trường và các cơ quan liên quan kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật trái phép, nghi mắc bệnh.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Khánh Hòa, Sở đã ban hành Công văn số 467 ngày 14/7/2025, yêu cầu các địa phương, đặc biệt là UBND xã Suối Hiệp và các xã, phường chưa có dịch, tăng cường các biện pháp kiểm soát và phòng chống dịch.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Để ngư dân đồng hành đấu tranh với nạn đánh bắt tận diệt

LÀO CAI Tuyên truyền, vận động bằng lời chưa đủ sức nặng, doanh nghiệp sẽ chứng minh bằng hiệu quả kinh tế để ngư dân đồng hành đấu tranh với nạn đánh bắt tận diệt.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất