| Hotline: 0983.970.780

Cảnh giác với sâu bệnh hại trên lúa sau mưa lũ

Chủ Nhật 22/09/2024 , 20:07 (GMT+7)

Cây lúa, đặc biệt là những cánh đồng đang bắt đầu trỗ bông sẽ thường gặp phải một số sâu bệnh nguy hiểm sau khi trải qua giai đoạn mưa lũ.

Nhiều diện tích lúa tại tỉnh Phú Thọ bị thiệt hại sau đợt thiên tai khốc liệt vừa qua. Ảnh: Hoàng Anh.

Nhiều diện tích lúa tại tỉnh Phú Thọ bị thiệt hại sau đợt thiên tai khốc liệt vừa qua. Ảnh: Hoàng Anh.

Theo Bộ NN-PTNT, cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho những diện tích sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc. 

Đặc biệt hiện nay, nhiều diện tích lúa ở các tỉnh phía Bắc đang vào thời kỳ trỗ bông và vào hạt, sẵn sàng chuẩn bị để thu hoạch sớm và sản xuất cây vụ đông. Tuy nhiên nhiều diện tích lúa đã bị đổ và ngập úng.

Theo ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT), để phục hồi "sức khỏe" cho cây lúa sau bão lũ, người dân cần khẩn trương, tích cực tiêu úng, thoát nước.

“Với những diện tích lúa đã vào hạt từ 3 - 5 ngày, nếu để bị ngập lâu, cây lúa sẽ bị hỏng. Do vậy việc đầu tiên bà con cần làm là phải tiêu úng thật nhanh. Sau đó tiến hành buộc dựng đứng đối với lúa đã trỗ bông và vào hạt để cây lúa có thể quang hợp và tiếp tục phát triển”, ông Hoàng Văn Hồng lưu ý.

Với những diện tích lúa vừa trỗ bông, chưa vào hạt, sau khi tiêu úng, thoát nước, cần dựng cây lúa ở góc 70 - 80 độ để lúa có thể tiếp tục quang hợp. Với những diện tích lúa đang trong giai đoạn làm đòng, chưa trỗ bông, người dân cần đảm bảo việc tiêu úng, thoát nước, giữ an toàn cho bộ lá đòng - bộ phận có công năng giúp cây lúa quang hợp để vào hạt.

Sản xuất lúa vụ mùa các tỉnh phía Bắc thiệt hại nặng nề do bão lũ. Ảnh: Đinh Mười.

Sản xuất lúa vụ mùa các tỉnh phía Bắc thiệt hại nặng nề do bão lũ. Ảnh: Đinh Mười.

“Với những diện tích lúa bà con không thể tiêu úng, thoát nước, có nguy cơ bị hỏng, bà con cũng cần sớm chuẩn bị cho việc sản xuất cây vụ đông, từ đó tăng thêm thu nhập, bù đắp phần nào lúa bị thiệt hại”, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo.

Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), sau khi trải qua giai đoạn mưa lũ, cây lúa thường gặp phải một số loại sâu bệnh nguy hiểm.

“Giai đoạn chuẩn bị hoặc bắt đầu trỗ bông là một trong những giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết mưa bão vừa qua, cây lúa đã bị va đập mạnh nên nguy cơ phát sinh những bệnh này là rất lớn”, ông Dương cho hay.

Hạt lúa ngâm nước lâu nên bị hỏng. Ảnh: Quốc Toản.

Hạt lúa ngâm nước lâu nên bị hỏng. Ảnh: Quốc Toản.

Chia sẻ về những biện pháp phòng ngừa 2 bệnh trên, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo người dân không bón phân đạm cho lúa. “Sau bão lũ, bà con thấy cây lúa bị đổ ngã thường hay có tâm lý bón thêm đạm để cây phục hồi. Thế nhưng chính việc bón phân đạm vào giai đoạn này sẽ tạo cơ hội để bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn phát triển mạnh hơn", ông Dương khuyến cáo.

Bên cạnh đó, mặc dù không phải là đối tượng gây hại thường xuyên với lúa vụ mùa nhưng trong điều kiện thời tiết mưa lũ, người dân cũng cần quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông. Người dân cũng cần quân tâm đến các đối tượng rầy nâu, sâu đục thân và sâu cuốn lá.

“Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật cũng như bà con nông dân các địa phương cần phải đặc biệt lưu tâm, điều tra, phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại trên cây lúa sau mưa lũ”, ông Dương nhấn mạnh.

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chủ tịch tỉnh Yên Bái chỉ đạo hỏa tốc phòng cháy chữa cháy rừng

YÊN BÁI Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa có công văn hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành địa phương về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.