| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ lập 3 khu nông nghiệp công nghệ cao

Thứ Hai 22/05/2023 , 08:31 (GMT+7)

Thành phố đang triển khai thủ tục lập quy hoạch và xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao và 3 khu nông nghiệp công nghệ cao.

Thành phố Cần Thơ với vị trí trung tâm, được xác định là thành phố động lực phát triển cho cả vùng ĐBSCL. Thời gian qua, Thành phố đã triển khai nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn nhằm tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ (KH-CN) vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, từ đó kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhấn mạnh, việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH-CN là một trong những khâu đột phá chiến lược của Thành phố. Ảnh: Kim Anh.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhấn mạnh, việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH-CN là một trong những khâu đột phá chiến lược của Thành phố. Ảnh: Kim Anh.

Tại tọa đàm “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại TP Cần Thơ” diễn ra tại TP Cần Thơ mới đây, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhấn mạnh việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH-CN là một trong những khâu đột phá chiến lược.

Hiện nay, hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KH-CN trên địa bàn Thành phố tập trung vào các lĩnh vực như: Công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, công nghệ cơ khí chế tạo máy, công nghệ tự động hóa... Nổi bật là những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp, các quy trình thanh lọc giống lúa kháng bệnh phục vụ công tác lai tạo giống. Bên cạnh đó, chương trình chọn tạo cây đầu dòng sử dụng cho công tác nhân giống; chọn các chủng nấm phát triển thành các chế phẩm sinh học phòng và trị bệnh lúa, rau màu, cây ăn trái; phân bón vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp đã phát huy hiệu quả tích cực.

Ông Ngô Anh Tín, Giám đốc Sở KH-CN TP Cần Thơ cho biết: Hiện tại, ngành KH-CN Cần Thơ đã phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL để nghiên cứu, lai tạo một số giống lúa mới, chọn ra những giống thích hợp với điều kiện phát triển của Thành phố gắn với xây dựng thương hiệu gạo Cần Thơ.

TP Cần Thơ đang xúc tiến nhiều chương trình, dự án về KH-CN phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. 

TP Cần Thơ đang xúc tiến nhiều chương trình, dự án về KH-CN phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. 

GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, KH-CN đã góp phần chuyển biến rõ nét trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, so với các quốc gia trên thế giới, sự phát triển của KH-CN vẫn chưa thật sự trở thành động lực cho nền kinh tế trong nước.

Ông Tuấn cho biết, hiện nay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam trang bị công nghệ tiên tiến chỉ đạt khoảng 1%, còn lại chỉ ở mức trung bình và lạc hậu. Điều này đã dẫn đến năng suất lao động thấp. Theo ông Tuấn, năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực. Bên cạnh đó, trong tổng số các doanh nghiệp của Việt Nam, hiện có tới 98% là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Đứng trước những thách thức đó, Sở KH-CN đã tham mưu UBND TP Cần Thơ ban hành kế hoạch toàn diện, trong đó hướng đến đến năm 2030 sẽ triển khai một loạt các đề tài, dự án mang tính cấp vùng và địa phương ứng dụng KH-CN. Đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn chỉnh các sản phẩm, ý tưởng.

GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, so với các quốc gia trên thế giới, sự phát triển của KH-CN của nước ta vẫn chưa thật sự trở thành động lực cho nền kinh tế. Ảnh: Kim Anh.

GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, so với các quốc gia trên thế giới, sự phát triển của KH-CN của nước ta vẫn chưa thật sự trở thành động lực cho nền kinh tế. Ảnh: Kim Anh.

Bên cạnh đó, ngành KH-CN Thành phố cũng đa dạng hóa các sản phẩm chế biến nông sản, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng bản đồ kỹ thuật số quản lý nông lâm thủy sản. Hiện TP Cần Thơ đang triển khai thủ tục lập quy hoạch và xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao Cần Thơ và 3 khu nông nghiệp công nghệ cao.

GS.TS Trần Thị Vân Hoa, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, để xây dựng TP Cần Thơ phát triển, trở thành thành phố động lực của vùng ĐBSCL, TP Cần Thơ đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ thiếu sự kết nối về hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực, cơ chế chính sách, khoảng cách giữa những chủ trương đường lối của Đảng với thực tiễn triển khai. Vì thế, TP Cần Thơ cần đặt sự phát triển đó vào vị thế trung tâm, động lực tăng trưởng của vùng ĐBSCL để lan tỏa, tăng cường liên kết vùng và xác định KH-CN vào đúng vị trí là nền tảng.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.