| Hotline: 0983.970.780

Cần giải pháp và chế tài xử lý cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm

Thứ Sáu 02/12/2016 , 13:15 (GMT+7)

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi là vấn đề đang được tỉnh Đồng Nai quan tâm. Hiện nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm có kết quả cao đều được tỉnh triển khai xuống các địa phương.

17-26-20_1
Kiểm tra trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã Hưng Lộc, Thống Nhất – Đồng Nai
 

Đó là sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý mùi hôi và ủ phân compost; xử lý bằng hầm biogas có hệ thống xử lý nước thải; chăn nuôi bằng đệm lót sinh học; xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ...

Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế tình trạng ô nhiễm vẫn còn nhiều. Có những trang trại lớn chưa xử lý được mùi hôi và nước thải triệt để. Mặc dù, quy định của Bộ TN- MT về xử lý chất thải trong chăn nuôi, một số thông số đã bỏ và giảm xuống nhưng vẫn ít trang trại đạt được.  Thậm chí, quy định mới về xử lý chất thải trong chăn nuôi không đòi hỏi quá cao như trước, nhưng mức xử phạt khá nặng, có thể sẽ lên đến 200 triệu đồng nếu gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Trao đổi với PV NNVN, ông Nguyễn Văn Quý, cán bộ Phòng Kỹ thuật môi trường chăn nuôi (Trung tâm KN Đồng Nai) cho biết có nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Dự án biogas đã được triển khai ở Đồng Nai từ năm 2002. Đến nay đã có nhiều trại chăn nuôi quy mô lớn đang sử dụng biogas bạt, hay xây hố ủ phân và rác thải sủ dụng chế phẩm xử lý để phân hủy hoại mục.

Khoảng gần 5.000 hầm biogas đã được triển khai cho các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ từ 30-40 con và có cam kết đánh giá xử lý môi trường. Giải pháp đệm lót sinh học áp dụng trong chăn nuôi còn rất hạn chế vì nhiệt độ cao, không phù hợp với khí hậu phía Nam.

Hiện Đồng Nai đang khuyến khích quy hoạch các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vào khu chăn nuôi tập trung, đặc biệt không được chăn nuôi trong khu dân cư. Thực tế, môi trường chăn nuôi hiện có chuyển biến khá hơn những năm trước, nhưng ô nhiễm vẫn cần có những giải pháp phù hợp và áp dụng các biện pháp chế tài mạnh thì mới hy vọng có chuyển biến.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Đồng Nai:

Thực trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi đang là điều nhức nhối. Hiện tỉnh đã quy hoạch 139 vùng chăn nuôi tập trung và chọn 4 huyện nằm trong “điểm nóng” chăn nuôi để triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng đường, điện trước như Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc và Cẩm Mỹ.  

Đồng thời, có kế hoạch di dời bắt buộc đối với những trang trại ngoài vùng ưu tiên, ô nhiễm trước. Đồng Nai là vùng chăn nuôi lớn, tuy nhiên để chăn nuôi bền vững, phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải. Tới đây các cơ sở chăn nuôi không thực hiện sẽ bị xử phạt rất nặng.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.