| Hotline: 0983.970.780

Bungari tài trợ nhân giống sen Huế

Thứ Tư 14/04/2021 , 17:21 (GMT+7)

Bungari vừa ký kết hợp tác tài trợ với Trường Đại học Nông lâm Huế dự án ươm mầm, phát triển sen Huế theo hướng VietGap và chế biến công nghệ cao.

Đại sứ quán Bungari vừa ký kết thỏa thuận với Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tài trợ cho dự án Đa dạng hóa sản phẩm hoa sen bản địa kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Nhiều mô hình trồng sen ở Huế đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Tiến Thành.

Nhiều mô hình trồng sen ở Huế đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Tiến Thành.

Theo đó, dự án có tổng kinh phí đầu tư 35 ngàn Euro, trong đó hơn 30 ngàn Euro (86%) được tài trợ theo nguồn vốn ODA của Bungari.

Dự án này nhằm ươm mầm và phát triển từ Dự án Sản xuất trà hoa sen Huế - sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa cấp trường của Trường Đại học Nông Lâm Huế năm 2018-2019. Đồng thời, giúp đỡ người dân nông thôn nâng cao năng lực trong sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ cây sen địa phương.

Qua đó, các giống sen bản địa sẽ được bảo tồn và nhân rộng thông qua các mô hình sản xuất theo hướng VietGap và chế biến công nghệ cao, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại địa phương.

Ngoài ra, dự án sẽ công bố các kết quả nghiên cứu về bảo tồn giống sen bản địa và đa dạng hoá sinh kế cho người dân địa phương trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế.

Từ năm 2107 đến nay, diện tích trồng sen ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế không ngừng tăng lên, đạt gần 500ha, năng suất hạt khoảng 1,5 đến 4 tấn/1ha, giá bán lẻ từ 30-60 nghìn đồng/1kg hạt, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Trong đó, sen cao sản lấy hạt khoảng 85-90% diện tích, sen địa phương (sen Huế) từ 10-15% diện tích; năng suất bình quân 18-20 tạ/ha, sản lượng ước đạt khoảng 1.200-1.400 tấn hạt/năm.

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở Thừa Thiên - Huế đã mạnh dạn chuyển diện tích trồng lúa 1 vụ, 2 vụ sang trồng sen. Tuy nhiên, diện tích trồng sen tại nhiều địa phương vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu kỹ thuật nên năng suất và chất lượng chưa đạt yêu cầu.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.