| Hotline: 0983.970.780

Bồi bổ 'sức khỏe' đất, năng suất mía đạt tới 120 tấn/ha

Thứ Tư 13/11/2024 , 06:03 (GMT+7)

GIA LAI Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) không ngừng bồi bổ cho đất để nâng cao năng suất mía trong vùng nguyên liệu.

Đất khỏe, mía tốt

Theo ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) - đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi, hằng năm, trước khi bước vào vụ trồng mía mới, Nhà máy tổ chức phân tích đất trong vùng nguyên liệu để bổ sung vào bản đồ thổ nhưỡng.

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra, phân tích đất trong vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai). Ảnh: V.Đ.T.

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra, phân tích đất trong vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai). Ảnh: V.Đ.T.

“Hằng năm, trước khi bước vào vụ trồng mía mới, Công ty đường Quảng Ngãi phối hợp với cán bộ kỹ thuật của Công ty Phân bón Việt Nhật tổ chức kiểm tra, phân tích đất trên vùng nguyên mía của Nhà máy đường An Khê thuộc địa bàn các huyện, thị gồm: Kbang, Kongchro, Đăkpơ và thị xã An Khê (Gia Lai). Qua kết quả phân tích, vùng đất nào thiếu chất gì chúng tôi sẽ bổ sung vào chất đó để cây mía phát triển tốt hơn, cho năng suất cao hơn”, ông Phước cho hay.

Cũng theo ông Phước, đối với vùng đất có độ pH thấp, Nhà máy đường An Khê sẽ khuyến cáo nông dân bón vôi để bổ sung độ pH; nếu đất thiếu mùn hoặc đạm, lân, kali, magie thì nhà máy sẽ đề nghị Công ty Phân bón Việt Nhật thay đổi công thức sản xuất phân bón chuyên dùng cho cây mía.

“Khoảng từ 3 - 5 năm Nhà máy đường An Khê sẽ đề nghị Công ty Phân bón Việt Nhật thay đổi công thức sản xuất phân bón chuyên dùng cho cây mía để phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng trong vùng nguyên liệu nhằm không ngừng nâng cao năng suất mía”, ông Phước cho biết thêm.

Đất trong vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) thường xuyên được kiểm tra, phân tích để bổ sung vào bản đồ thổ nhưỡng. Ảnh: V.Đ.T.

Đất trong vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) thường xuyên được kiểm tra, phân tích để bổ sung vào bản đồ thổ nhưỡng. Ảnh: V.Đ.T.

Sự quan tâm đến dinh dưỡng đất kết hợp với sử dụng giống mía mới và thực hiện cơ giới hóa đồng bộ đã giúp năng suất mía trong vùng nguyên liệu tăng cao. Nếu trước đây hơn 10 năm năng suất mía ở các huyện Kbang, Đăkpơ, Kongchro và thị xã An Khê chỉ đạt bình quân khoảng 55 - 60 tấn/ha thì nay đã tăng đến 80 - 90 tấn/ha, cá biệt có diện tích đạt đến 120 tấn/ha.

“Trước đây, diện tích mía trong vùng nguyên liệu Đông Gia Lai của Nhà máy đường An Khê chỉ khoảng 20.000ha nhưng nay nhờ nhiều chính sách đầu tư, diện tích mía đã tăng đến 32.000ha. Do đó, diện tích đất trồng mía của vùng nguyên liệu mới mở rộng tiếp tục được kiểm tra, phân tích để bổ sung vào bản đồ hiện trạng dinh dưỡng”, ông Nguyễn Hoàng Phước chia sẻ.

Thách thức đất dốc

Một nỗi lo khác của Nhà máy đường An Khê là 60% đất trồng mía trong vùng nguyên liệu có độ dốc khá lớn, chỉ có 40% diện tích bằng phẳng. Trồng mía trên đất dốc, cây mía phải đối mặt với tình trạng đất dễ bị xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng. Để khắc phục tình trạng này, Nhà máy đường An Khê đã hướng dẫn nông dân có diện tích đất dốc trồng hàng mía phải vuông góc với độ dốc của đất để hạn chế xói mòn.

Chiếm 60% diện tích vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) là đất dốc. Ảnh: V.Đ.T.

Chiếm 60% diện tích vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) là đất dốc. Ảnh: V.Đ.T.

Ngoài ra, để bổ sung dinh dưỡng cho đất dốc, Nhà máy đường An Khê đầu tư miễn phí phân bã bùn của Nhà máy cho nông dân để cải tạo độ mùn trong đất, giữ được độ ẩm và hạn chế độ xói mòn, rửa trôi đất.

“Ngoài ra, Nhà máy còn khuyến cáo nông dân sử dụng phân NPK của Công ty Phân bón Việt Nhật để bổ sung những chất cần thiết cho đất như đạm, lân, kali và các chất dinh dưỡng vi lượng như magie, canxi, lưu huỳnh, kẽm… Nhờ đó, năng suất mía trên dất dốc cũng đạt đến 65 - 70 tấn/ha, chỉ thấp hơn năng suất mía trên đất bằng khoảng 10 tấn/ha”, ông Nguyễn Hoàng Phước cho hay.

Xem thêm
Trại lợn lớn gây mùi, rò rỉ nước thải ra môi trường

QUẢNG NINH UBND xã Đường Hoa yêu Công ty Cổ phần Chăn nuôi Greentech không tăng đàn và thực hiện giảm quy mô đàn khi chưa hoàn thiện hệ thống xử lý về môi trường.

Quảng Ngãi: Xử phạt nhiều trường hợp vứt xác lợn nhiễm bệnh ra môi trường

Nhiều trường hợp vứt xác lợn chết ra môi trường tại Quảng Ngãi đã bị phát hiện, xử lý. Chính quyền địa phương và ngành thú y siết chặt kiểm tra, ngăn dịch lây lan.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất