| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT xác định nuôi biển giữ vai trò 'đặc biệt quan trọng'

Thứ Năm 23/03/2023 , 16:31 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT đề nghị quán triệt nhận thức chung đến các cấp lãnh đạo và quản lý tại địa phương phát triển kinh tế biển và chủ trương 'Giảm khai thác - tăng nuôi trồng'.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan vừa ký ban hành văn bản số 1775/BNN-TCTS về việc tăng cường chỉ đạo, quản lý và phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

Theo Bộ NN-PTNT, hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản trên biển (nuôi biển) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương.

Nuôi thủy sản trên biển đang là hướng đi mới tiềm năng tại Việt Nam. Ảnh: MP.

Nuôi thủy sản trên biển đang là hướng đi mới tiềm năng tại Việt Nam. Ảnh: MP.

Chủ trương phát triển nuôi biển đã được Đảng, Nhà nước xác định tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 4/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu đến năm 2030, nuôi biển nước ta đạt sản lượng 1,45 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 - 2,0 tỷ USD. Phát triển nuôi biển không chỉ thúc đẩy kinh tế xã hội mà còn góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản cho tương lai, giảm áp lực khai thác, hình thành ngành thuỷ sản “Minh bạch - trách nhiệm - bền vững”, có kiểm soát, được quản lý, theo khuyến nghị của quốc tế, để tạo dựng hình ảnh quốc gia có trách nhiệm đối với các vấn đề có tính toàn cầu.

Để thực hiện những mục tiêu trên, Bộ NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các cấp tại địa phương khẩn trương, nghiêm túc triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.

Một là, quán triệt nhận thức chung đến các cấp lãnh đạo và quản lý tại địa phương về định hướng phát triển kinh tế biển và chủ trương “Giảm khai thác - tăng nuôi trồng” để cân bằng giữa nhu cầu của con người và giữ gìn tài nguyên biển, phát triển bền vững; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân biết, thống nhất nhận thức và hành động.

Trong quá trình thực hiện chủ trương này phải đặc biệt lưu ý triển khai các mô hình chuyển đổi nghề phù hợp cho lực lượng lao động khai thác hải sản ven bờ và các dịch vụ liên quan nhằm tạo sinh kế, đảm bảo ổn định xã hội.

Cần tổng hợp, rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhóm nghề phải chuyển đổi theo quy định, kết hợp với kế hoạch phát triển nuôi biển của địa phương để có giải pháp tổ chức, triển khai các mô hình chuyển đổi nghề phù hợp; xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn kỹ năng, chuyên môn cho lực lượng lao động cần chuyển đổi nghề và có cơ chế, chính sách khuyến khích hợp lý để người dân tự nguyện tham gia.

Hai là, tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ về phát triển nuôi biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021; Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022 và Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 4/10/2021. Lưu ý quán triệt tư duy phát triển kinh tế nuôi biển phải tích hợp đa giá trị, hài hòa với các ngành kinh tế có liên quan như giao thông, du lịch, điện gió, xây dựng nông thôn mới...

'Giảm khai thác - tăng nuôi trồng' để cân bằng giữa nhu cầu của con người và giữ gìn tài nguyên biển. Ảnh: MP.

"Giảm khai thác - tăng nuôi trồng" để cân bằng giữa nhu cầu của con người và giữ gìn tài nguyên biển. Ảnh: MP.

Tổ chức hệ sinh thái ngành hàng nuôi biển theo nguyên tắc hợp tác, liên kết, lấy con người làm trung tâm, có sự kết nối giữa các cấp lãnh đạo, quản lý với đơn vị nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp của người dân tham gia nuôi biển.

Đồng thời, quan tâm phát triển đồng bộ chuỗi giá trị ngành hàng nuôi biển (bao gồm giống, công nghệ lồng bè, công nghệ nuôi trồng, kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát môi trường, dinh dưỡng, thu hoạch, bảo quản chế biến, logistics, ứng dụng công nghệ số,…) để tạo ra giá trị gia tăng trong từng công đoạn.

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh làm cơ sở lập kế hoạch phát triển nuôi biển bền vững, hạn chế các xung đột lợi ích trong không gian biển.

Trong quá trình xây dựng Quy hoạch cần lưu ý Văn bản số 183/VPCP-NN ngày 11/01/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu ý kiến của Bộ NN-PTNT tại văn bản số 7673/BNN-TCTS ngày 16/11/2022 về việc duy trì, phát triển ổn định nuôi trồng thuỷ sản trong quá trình lập quy hoạch của địa phương.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Chống dịch tả lợn Châu Phi: Chính sách đã đủ, chỉ thiếu sự quyết liệt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, tại Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác kiểm soát giết mổ động vật sáng 23/7.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất