| Hotline: 0983.970.780

Biochar vỏ trấu cải tạo đất

Thứ Hai 01/06/2009 , 09:49 (GMT+7)

Loại than nhiệt phân gọi là biochar đốt từ vỏ trấu là phương tiện cải tạo đất rất tốt, xét cả về hiệu quả ngắn và dài hạn...

Cày xới để trộn biochar vào lớp đất mặt
Lúc mà những dòng sông trấu vẫn ngày một nhiều gây nên tổn hại các môi trường nước và làm xáo trộn đời sống dân cư thì diện tích đất bạc màu ở nước ta vẫn cứ tăng nhanh từng ngày. Trong khi thực tế nhiều nơi chứng minh loại than nhiệt phân gọi là biochar đốt từ vỏ trấu là phương tiện cải tạo đất rất tốt, xét cả về hiệu quả ngắn và dài hạn, và về cung lượng lớn lao đủ dùng trên cả diện rộng.

Có hai thứ đất bạc màu: Trước hết là các nền đất canh tác đang bị trôi mất đến mức thiếu hụt các chất dinh dưỡng, hoặc đất có thổ trắc khô cằn không giữ được nước như cát hay không để nước thấm qua như sét nặng. Thứ hai nhưng rất quan trọng là thứ ruộng tăng năng suất lâu năm lạm dụng phân bón hóa học nay thành chai cứng không còn khả năng tự nhiên sinh chất dinh dưỡng, một phần do tập đoàn vi sinh bên dưới bộ rễ đã bị thuốc bảo vệ thực vật giết chết.

Gần đây thuật ngữ biochar trở nên thông dụng trong ngành nông nghiệp, để chỉ loại than các thứ cây cỏ hay rác thải được đốt tồn tính, nghĩa là đốt cho thành thứ than đen chứ không thành tro để bón đồng ruộng. Biochar tồn tại nhiều năm trong đất, nhờ đó cải tạo thổ nhưỡng tơi xốp hơn, giữ được nhiều nước cho đất ẩm hơn, tạo môi trường phát triển các tập đoàn sinh vật hoạt động ngang tầm bộ rễ và từ đó tạo ra dưỡng chất tự nhiên cho các cây trồng. Mục đích cuối cùng là cải tạo nền đất bạc màu, gia tăng sản lượng, và giảm bớt chi phí cũng như sự lệ thuộc vào phân bón hóa học cùng thuốc trừ sâu.

Kết quả đo đạc mới nhất được tờ TreeHugger tường thuật hôm 13/5 cho thấy sản lượng cây trồng ở các vùng đất bón biochar ở Canada tăng lên từ 6 đến 17% so với đối chứng tại chỗ, thân cây cứng hơn và bộ rễ phát triển nhiều hơn đến 68%. Hao hụt dưỡng chất phân bón do bị rửa trôi giảm đi rõ rệt, trong đó hiện tượng mất lân giảm đến 44%. Trên thực tế, lợi ích của việc bón biochar đã được quan trắc, kiểm nghiệm nhiều nơi ở Úc, Philippines, Congo… và nhiều nước đã có chế độ khuyến khích hay tưởng thưởng cho các nông gia.

Người ta chú ý đến việc sản xuất biochar từ vỏ trấu vì phế phẩm này luôn sẵn nơi xứ lúa gạo. Kỹ thuật đốt than tồn tính không khó, trong khi hạt than rất mịn nhưng có thể tích lỗ hổng rất lớn. Mặt khác bụi than tương đối nặng do giàu silic nhờ đó có thể rải vãi bằng tay hay bằng cơ giới. Nước ta đã có thói quen lấy tro lò đốt đem ra bón ruộng, nhưng tỉ lệ biochar trong đó thường thấp lẫn với tro đen. Trong loại tro xám này có đến trên dưới 40% tro trắng vốn có hoạt tính rất mạnh và thường có hại hơn là làm lợi cho cây, cho đất.

Để có biochar vỏ trấu người ta cần đốt trong điều kiện thiếu khí để chúng cháy ngún chứ không cháy ngọn. Có rất nhiều cách để đốt, phổ thông nhất theo kiểu hầm than đắp ngoài bằng vỏ đất sét. Khi trấu đã bắt lửa thì lấp miệng lại chỉ chừa mấy ống cho khói thoát ra. Nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với những dòng sông trấu trôi ra từ các nhà máy xay xát tập trung, việc sản xuất biochar nên được thực hiện trên dây chuyền khí hóa (gasifier) để một mặt lấy nhiệt sản xuất điện năng, mặt khác thu hồi biochar thương phẩm để bán trong nước hay đem xuất khẩu.

Nhu cầu sử dụng biochar vỏ trấu trên ruộng vào khoảng 16 tấn mỗi hecta, tương đương với khoảng tỷ lệ 1,4% trong lớp đất mặt từ 0 đến 0,1 mét. Việc rải bón có thể thực hiện nhiều lần, nhiều vụ. Nhưng không quản ngại mật độ quá cao vì biochar có tính trung hòa chứ không acid như thứ tro xám. Người ta tính toán kinh tế bằng cách lấy giá trị tăng thêm sản lượng và giảm bớt phân bón trong các năm sau bù vào đầu tư sản xuất hay tiền mua biochar. Việc cân đối này luôn có lợi và lợi lớn cho các nông gia.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.