| Hotline: 0983.970.780

Biện pháp quản lý đất, sử dụng phân bón hiệu quả

Thứ Sáu 06/12/2019 , 08:18 (GMT+7)

Một số công trình nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã khuyến cáo về sự bạc màu, suy thoái đất ở ĐBSCL, cần có biện pháp quản lý hiệu quả.

Sản phẩm phân bón công nghệ mới giúp cây trồng hấp thu tốt, giảm phát thải khí nhà kính - ảnh HP

Ngày 5/12/2019, Khoa Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau tổ chức hội nghị khoa học với chủ đề: “Quản lý đất và sử dụng phân bón hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp”. Đây là diễn đàn khoa học thu hút nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu có uy tín chuyên ngành khoa học đất từ các Viện, Trường và lãnh đạo cơ quan quản lý Nhà nước, DN tham dự.

Hội nghị là cơ hội để các nhà khoa học, các DN và lãnh đạo cơ quan quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp tại các địa phương cùng thảo luận và chia sẻ kết quả nghiên cứu, ứng dụng về quản lý đất và sử dụng phân bón có hiệu quả, nhằm góp phần thúc đẩy SX nông nghiệp bền vững, tạo môi trường sinh thái tốt và SX nhiều nông sản chất lượng tốt ở ĐBSCL.

Sử dụng phân bón hiệu quả nâng cao hiệu quả  sản xuất - ảnh HP

Nhiều tham luận đưa ra các kết quả nghiên cứu và ứng dụng mới nhất trong lĩnh vực khoa học đất và phân bón để các nhà chuyên môn cùng thảo luận, như: Sử dụng phân bón trên đất có vấn đề, quản lý và sử dụng phân bón có hiệu quả cho vùng xâm nhập mặn, suy thoái đất và biện pháp cải thiện, những tiến bộ mới nhất trong sản xuất và sử dụng phân bón (bón phân NPK cân đối, phân hữu cơ vi sinh đạt tiêu chuẩn để cải thiện chất lượng đất) và ứng dụng công nghệ mới trong SX nông nghiệp.

GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, nhận xét: Trong những năm gần đây khu vực ĐBSCL chịu nhiều tác động như ngập lũ, khô hạn, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường… diễn biến phức tạp và không còn theo quy luật tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu do tác động biến đổi khí hậu và canh tác không bền vững bởi thâm canh, độc canh, tăng vụ và lạm dụng hóa chất nông nghiệp cũng như khai thác tài nguyên quá lớn. Nguy cơ đe dọa nền SX nông nghiệp trong vùng rất cao. Bên cạnh đó còn có những trở ngại đáng lo khác về xâm nhập mặn và phèn trong đất ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có những biện pháp đa dạng để cải thiện đất bằng vật lý, hóa học và sinh học theo phương pháp mới có hiệu quả cao để đối phó với những trở ngại về đất thoái hóa, bạc màu. Cùng với nhiều sản phẩm phân bón thế hệ mới có tính năng tốt đã được đưa vào SX, ứng dụng rộng rãi, nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế phát thải khí nhà kính.

  • Tags:
Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất