| Hotline: 0983.970.780

Bệnh trên cây hồ tiêu: Nông dân chưa chăm sóc đúng quy trình

Thứ Ba 07/04/2015 , 09:49 (GMT+7)

Tổng diện tích trồng hồ tiêu ở 7 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ là khoảng 68.000 ha. Bệnh chết nhanh, chết chậm cũng phát sinh, gây hại trên cây hồ tiêu tập trung ở các tỉnh này.

Tại TP Vũng Tàu, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) phối hợp với tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (BR-VT) vừa tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại hồ tiêu”, với sự tham gia của đại diện các tỉnh, thành có diện tích trồng hồ tiêu vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

Theo Cục BVTV, tổng diện tích trồng hồ tiêu ở 7 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ là khoảng 68.000 ha, chiếm 85% tổng diện tích trồng hồ tiêu toàn quốc. Bệnh chết nhanh, chết chậm cũng phát sinh, gây hại trên cây hồ tiêu tập trung ở các tỉnh này.

Tính đến cuối tháng 3/2015 đã có 3.824 ha tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm (chiếm 5,7% diện tích trồng hồ tiêu), trong đó có 84 ha nhiễm bệnh nặng tập trung ở Gia Lai, Đăk Lăk và Bình Phước.

Tuy nhiên, riêng tại tỉnh BR-VT, bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu đã được khống chế từ 3 năm nay. Cụ thể, trong vụ tiêu vừa qua bệnh chết chậm chỉ xảy ra trên 32 ha ở huyện Xuyên Mộc và Châu Đức. Còn bệnh chết nhanh xảy ra ở 18 ha tiêu ở huyện Châu Đức.

Theo nhận định, đây là loại bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và bùng phát vào mùa nắng. Nguyên nhân chủ yếu do các loại dịch hại như tuyến trùng và nấm bệnh gây ra và khi phát bệnh thì không thể chữa trị, chỉ có thể phá bỏ vườn tiêu và trồng lại từ đầu. 

Tương tự, Chi cục BVTV tỉnh Đăk Lăk cũng cho biết, thời gian qua bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu đã làm chết khoảng 150 ha, diện tích nhiễm bệnh rải rác (tỷ lệ hại khoảng 7%) lên tới 1.000 ha, tập trung ở các vùng trồng tiêu như Ea H’leo, Cư Kuin, Krông Buk, Buôn Đôn…

Nguyên nhân do diện tích tiêu tăng nhanh đột biến, đa số diện tích trồng mới chưa được người dân chú ý đến cải tạo đất, xử lý mầm bệnh và không được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật khiến các loại nấm gây bệnh chết nhanh, chết chậm như Phytophthora sp, Pythium, Fusarium sp, Rhizoctonia sp…gây hại bộ rễ phát triển mạnh, làm tiêu chết hàng loạt.

Đây là tình trạng đáng báo động về nguy cơ dịch hại trên cây tiêu và tình trạng này sẽ tiếp tục gia tăng nếu không có các giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong thời gian tới.

Trước tình hình trên, Chi cục BVTV tỉnh Đăk Lăk đã yêu cầu các địa phương trong tỉnh tăng cường giải pháp phòng trừ dịch hại trên cây hồ tiêu.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người sản xuất biết về mức độ nguy hiểm của các loại sâu bệnh hại trên cây tiêu, hướng dẫn người dân thường xuyên kiểm tra vườn, phát hiện sớm và chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ hữu hiệu...

Về lâu dài, cần quy hoạch các vùng trồng tiêu có điều kiện sinh thái phù hợp, chú trọng đầu tư chăm sóc diện tích tiêu hiện có, hạn chế trồng mới; đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân; xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, sản xuất tiêu bền vững…

Các chuyên gia nhận định, do thói quen phần lớn bà con nông dân chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật canh tác cây hồ tiêu theo hướng bền vững, còn lạm dụng, trông chờ vào thuốc BVTV và phân hóa học.

Bên cạnh đó, những vườn tạp, trồng tiêu xen cây trồng khác không đúng quy trình xen canh dẫn đến tăng chi phí sản xuất, khó phòng trừ dịch bệnh. Ngoài ra, tình hình biến đổi khí hậu, thiếu nước tưới cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây tiêu nhiễm bệnh.

Xem thêm
Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn liên tiếp 3 người

ĐỒNG NAI Ba người ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ bị chó thả rông có dấu hiệu mắc bệnh dại, không rõ chủ cắn lại một lần nữa đặt ra câu chuyện quản lý chó, mèo.

Dưa hấu được mùa, giá giảm nhưng nông dân vẫn lãi khá

ĐÀ NẴNG Nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu chính vụ. Nhờ được mùa, năng suất cao nên dù giá giảm bà con vẫn lãi khá.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Nghị quyết 57: Luồng sinh khí mới cho khoa học công nghệ

Nghị quyết số 57-NQ/TW ra đời như luồng sinh khí mới, tạo niềm tin và động lực để các viện, trung tâm nghiên cứu chuyển từ 'thích nghi bị động' sang 'chủ động bứt phá'.

Lươn Việt Nam chinh phục thị trường khó tính

Xuất khẩu lươn của Việt Nam tăng gần gấp đôi nhờ mô hình nuôi không bùn, mở ra triển vọng mới nhưng vẫn đối mặt nhiều rào cản tiêu chuẩn quốc tế.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.