| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ rừng ngập mặn là gìn giữ cho muôn đời sau [Bài 2]: Sinh kế bền vững dưới tán rừng ngập mặn

Thứ Tư 12/04/2023 , 14:42 (GMT+7)

Dưới tán rừng ngập mặn cù lao Bắc Phước có vô số loài hải sản trú ngụ. Đây là nguồn sinh kế bền vững của nhiều gia đình ở vùng đất này.

Hàng trăm hộ dân cù lao Bắc Phước có sinh kế bền vững từ rừng ngập mặn. Ảnh: Võ Dũng.

Hàng trăm hộ dân cù lao Bắc Phước có sinh kế bền vững từ rừng ngập mặn. Ảnh: Võ Dũng.

Trời đã về chiều nhưng ánh nắng đầu hè vẫn còn gay gắt. Thủy triều xuống thấp cũng là thời điểm nhiều người dân vùng cù lao Bắc Phước dong thuyền đi dọc bìa rừng đổ lừ (một loại dụng cụ dùng để khai thác hải sản). Hơn 100 hộ làm nghề đánh bắt thủy hải sản đã tìm kiếm nguồn sinh kế dưới tán rừng ngập mặn cù lao Bắc Phước.

Từ bao đời nay, gia đình ông Trương Quang Lĩnh sinh sống trên cạn, canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào từng con nước ở rừng bần chua. Nhất là kể từ khi vùng cù lao Bắc Phước có tuyến đê và rừng bần chua bao quanh bảo vệ.

Chiếc thuyền chòng chành đưa chúng tôi dọc theo con lạch đi giữa rừng bần cao ngút.

Ông Lĩnh cho biết, sau nhiều năm mưu sinh, đánh bắt nơi vùng cửa biển cuộc sống và thu nhập bấp bênh, gia đình ông đã mạnh dạn đấu thầu 22 ha mặt nước tại khu vực đầm rừng bần cù lao Bắc Phước để đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

Mỗi ngày 1-2 lao động chính đi thả lừ, khai thác các loại thủy hải sản cũng giúp gia đình ông có nguồn thu trên dưới 500 nghìn đồng.

Vài năm gần đây, sản lượng đánh bắt có giảm chút ít nhưng không vì thế mà người dân cù lao Bắc Phước khai thác tận diệt. Điều này đã giúp nguồn hải sản ở đây dù được khai thác mỗi ngày nhưng vẫn luôn đảm bảo cho người dân có thu nhập khá.

 “Hải sản vùng này đa dạng, nào là cá dìa, cá đối, tôm, cua,… Tuy sản lượng có giảm so với trước đây nhưng hải sản vùng đầm chất lượng nên được thương lái thu mua tại chỗ với giá cao. Nhờ vậy, các hộ nhận thầu khoán vẫn đảm bảo nguồn thu hàng ngày”, ông Lĩnh cho hay.

Ngoài vai trò chắn sóng, ngăn sạt lở, kéo các loài thủy hải sản về trú ngụ, rừng bần chua Bắc Phước còn là bến đỗ của nhiều loài chim trời như cò, vạc, diệc xám... Cứ chiều chiều, từng đàn chim đủ loại từ khắp nơi bay về vùng rừng này để kiếm ăn và làm tổ. Thấy chim về nhiều, cũng có nhiều người từ địa phương khác tới săn bắn nhưng người dân cù lao Bắc Phước ra sức bảo vệ bất kể ngày đêm.

Đất lành chim đậu, cứ thế, những đàn chim từ lâu đã trở thành công dân của vùng đất này từ hàng chục năm nay.

Phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn cù lao Bắc Phước sẽ tạo điều kiện để người dân thay đổi cuộc sống. Ảnh: Võ Dũng.

Phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn cù lao Bắc Phước sẽ tạo điều kiện để người dân thay đổi cuộc sống. Ảnh: Võ Dũng.

Theo thống kê của UBND xã Triệu Phước, cù lao Bắc Phước hiện có hơn 100 hộ làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, 10 gia đình đấu thầu các vùng đầm ở khu vực rừng ngập mặn để nuôi trồng. Hộ đánh bắt có nguồn thu bền vững, ổn định. Nhiều gia đình nuôi tôm, cua mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Giờ đây, vùng cù lao cơ cực năm xưa đã khoác lên mình diện mạo mới với những ngôi nhà khang trang san sát, những con đường làng được bê tông hóa, đời sống người dân được cải thiện.

Ông Trần Thiện Nhân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Triệu Phong cho biết, toàn huyện hiện có hơn 60 ha rừng ngập mặn chủ yếu tập trung tại các xã Triệu Độ và Triệu Phước.

Trong những năm qua, rừng bần ngập mặn tại địa phương được người dân ra sức bảo vệ. Chính điều này đã giúp nhiều làng mạc, diện tích cây trồng được bảo vệ trước sóng to gió lớn. Tại các vùng rừng ngập mặn, thủy hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, tạo ra nguồn sinh kế bền vững cho hàng trăm hộ dân.

"Trong những năm qua, rừng ngập mặn được bảo vệ nghiêm ngặt đã phát huy vai trò phòng hộ, giảm thiểu các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xây dựng môi trường sinh thái ven biển ổn định, góp phần tạo sinh kế cho người dân. Nhận thấy tiềm năng, lợi thế từ rừng ngập mặn, một số địa phương cũng đã mạnh dạn đề xuất cho phát triển du lịch sinh thái, triển khai các dịch vụ ẩm thực, hoạt động du lịch trải nghiệm để nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Đây là một hướng đi hay góp phần đa dạng hóa sinh kế cho người dân vùng rừng ngập mặn”, ông Trần Thiện Nhân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Triệu Phong.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.