| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn rùa biển tại Đông Nam Á cần cả khu vực vào cuộc

Thứ Tư 08/05/2024 , 20:00 (GMT+7)

Công tác bảo tồn rùa biển cần được nâng cao và chú trọng hơn, không chỉ tại một quốc gia mà cần sự chung tay của các nước khu vực Đông Nam Á.

Đó là nội dung báo cáo, đề xuất của ông Nguyễn Khắc Pho, Giám đốc Vườn Quốc gia Côn Đảo tại hội nghị khu vực lần 2 về Thập kỷ Đại dương và hội nghị Khoa học biển quốc tế lần 11 của UNESCO tổ chức tại Thái Lan mới đây.

Theo ông Nguyễn Khắc Pho, từ năm 1987, Vườn Quốc gia Côn Đảo đã bắt đầu thực hiện hoạt động bảo tồn rùa biển, thiết lập trạm bảo vệ quản lý 18 bãi đẻ của rùa xanh, gắn thẻ cho rùa mẹ, bảo tồn sinh cư rạn san hô và thảm cỏ biển. Vườn Quốc gia Côn Đảo cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn xâm nhập, quấy rối rùa mẹ và khai thác trứng rùa, di dời trứng rùa vào hồ ấp, cứu hộ rùa con và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.

Công tác bảo tồn rùa biển tại Vườn Quốc gia Côn Đảo thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Công tác bảo tồn rùa biển tại Vườn Quốc gia Côn Đảo thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Qua 30 năm (1993 - 2022), Vườn Quốc gia Côn Đảo đã ghi nhận được 12.654 cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng với gần 37.000 tổ rùa được di dời về hồ ấp trứng, tổng lượng trứng là hơn 3,2 triệu trứng, ấp nở và thả về biển hơn 2,4 triệu cá thể rùa con.

“Tỷ lệ trứng rùa nở tăng nhiều lần so với giai đoạn đầu khi chưa can thiệp di dời trứng vào hồ ấp. Cụ thể tăng từ 27% (năm 1993) đến trên 80% (năm 2022). Số lượng rùa biển đến làm tổ và sinh sản lớn nhất trong cả nước với khoảng 700 con/năm”, ông Pho thông tin.

Quá trình thực hiện hoạt động bảo tồn, Vườn Quốc gia Côn Đảo cũng ghi nhận rùa sau khi sinh sản ở Côn Đảo di cư đến đảo Phú Quý, quần đảo Trường Sa (Việt Nam) và một số vùng biển trong khu vực Đông Nam Á như Sihanoukville (Campuchia), vùng biển phía đông bang Pahang (Malaysia) và biển Natuna (Indonesia).

Tuy nhiên, cũng theo ông Pho, Vườn Quốc gia Côn Đảo chưa có một dự án đào tạo và nghiên cứu bài bản về rùa biển như: Theo dõi thường xuyên đường di cư, xác định khu vực sinh sống của rùa biển; sự tác động của biến đổi khí hậu làm xâm thực và sạt lở bãi đẻ của rùa biển; mất cân bằng giới tính của rùa biển… Một số hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho những người làm công tác bảo tồn, nghiên cứu về rùa biển cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Do đó, Việt Nam đề xuất một dự án cho việc nghiên cứu, bảo tồn rùa biển mang tính chất kết nối, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước trong khu vực. "Bảo tồn rùa biển ở Côn Đảo không chỉ quan trọng với Việt Nam mà còn mang ý nghĩa xuyên biên giới và hợp tác quốc tế", ông Pho nhấn mạnh.

Cá thể rùa có ký hiệu số và dòng chữ Malaysia đã đến Hòn Bảy Cạnh (huyện Côn Đảo) để đẻ 108 quả trứng. 

Cá thể rùa có ký hiệu số và dòng chữ Malaysia đã đến Hòn Bảy Cạnh (huyện Côn Đảo) để đẻ 108 quả trứng. 

Cũng theo ông Pho, giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng cần có sự thắt chặt kết nối, chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo tồn rùa biển.

Mới đây, một cá thể rùa xanh từ Malaysia đã vượt hàng ngàn hải lý đến Hòn Bảy Cạnh (thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo) để đẻ 108 quả trứng. Con rùa xanh này nặng 90 - 100kg, khoảng 40 năm tuổi. Dự kiến tháng 6 tới đây, số trứng trên sẽ nở và được lực lượng kiểm lâm thả về biển.

Trước đó, vào năm 2018, Trạm Kiểm lâm Bảy Cạnh thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo cũng đã phát hiện một rùa mẹ đẻ trứng đeo thẻ từ Indonesia.

Hội nghị khu vực lần 2 về Thập kỷ Đại dương của Liên Hiệp Quốc và hội nghị Khoa học biển Quốc tế lần thứ 11 thu hút gần 1.500 đại biểu đến từ 124 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Đây là cơ hội tốt khơi lên các vấn đề nhằm thúc đẩy sự hợp tác và hành động cụ thể để giải quyết các thách thức nhằm phát triển bền vững môi trường biển trong khu vực.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An bùng lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất