| Hotline: 0983.970.780

"Băng cháy" - nguồn nhiên liệu quý cho tương lai

Thứ Ba 15/06/2010 , 16:31 (GMT+7)

Những vùng nước sâu xa bờ còn có nhiều tiềm năng chứa hydrat metan, về hình dạng trông giống như tuyết hay băng nên có tên là "băng cháy."

Vùng biển Việt Nam có khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ lượng khác nhau, trong đó ở những vùng nước sâu xa bờ còn có nhiều tiềm năng chứa hydrat metan, về hình dạng trông giống như tuyết hay băng nên có tên là "băng cháy."

Với tổng trữ lượng ở các vùng biển trên thế giới ước tính lên tới 11.200 triệu tỷ m3, nên "băng cháy" được các nhà khoa học kỳ vọng, coi đây là nguồn nhiên liệu khổng lồ cho tương lai.

Tiến sĩ Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu biển và hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho biết, hàng chục năm nay, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã theo đuổi nghiên cứu về "băng cháy," qua đó đã phát hiện thấy những khu vực có triển vọng về loại khí metan này là những vùng đáy biển có độ sâu trên 500m nước và 2 cực của Trái Đất.

Tuy vậy, cho đến nay chưa có nước nào khai thác "băng cháy" ở quy mô công nghiệp. Song triển vọng khoảng một vài chục năm tới, khai thác công nghiệp loại khí này không phải là dự báo thiếu cơ sở.

Hiện Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang xúc tiến thành lập một tổ chức tư vấn quốc tế về hydrat metan để hỗ trợ các nước thành viên khảo sát, tìm kiếm và phân chia quyền khai thác "băng cháy" ở các vùng biển quốc tế. Phương pháp khai thác "băng cháy" khả dĩ nhất là giảm áp suất để khí giải phóng, nhưng hiện chưa có công nghệ hoàn chỉnh.

Việt Nam bắt đầu có chương trình nghiên cứu về "băng cháy" được Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Đề án 47 (Quyết định số 1270 ngày 24/9/2007). Đó là Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrat ở các thềm lục địa Việt Nam từ năm 2010, đang được Trung tâm địa chất Khoảng sản biển, thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Cá tra sạch bệnh nhờ thú y ‘bắt mạch’ từ con giống

ĐỒNG THÁP Với chuỗi quy trình thú y nghiêm ngặt và liên kết sản xuất chặt chẽ, Đồng Tháp đảm bảo cá tra sạch bệnh, an toàn thực phẩm từ khâu giống đến xuất khẩu.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Sống chung với khô hạn: [Bài 1] Chuyển đổi cây trồng, 'thần tài' gõ cửa

Ninh Thuận là vùng đất thường xuyên thiếu nước tưới trong mùa khô, do vậy chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn là việc không thể không làm.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Ấn Độ kêu gọi cắt giảm thuế nhập khẩu đầu vào nuôi tôm

Theo Hiệp hội Nuôi tôm Ấn Độ, nếu chi phí đầu vào tiếp tục tăng, nguy cơ khủng hoảng trong ngành nuôi tôm sẽ gia tăng, đẩy nhiều nông hộ vào tình trạng khó khăn.

Cách nào ngăn người dân vào rừng bẫy bắt, chăn thả gia súc?

Tỉnh Điện Biên cần phát triển các mô hình sinh kế thay thế, tăng cường theo dõi, giám sát cộng đồng nhằm giảm thiểu xung đột với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.