| Hotline: 0983.970.780

Bán những quả dưa hấu non bỏ đi, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Thứ Năm 02/02/2023 , 11:27 (GMT+7)

GIA LAI Những quả dưa non bỏ đi bỗng dưng được được thương lái đến thu mua với giá cao, người dân huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) kiếm hàng triệu đồng mỗi ngày.

Những quả dưa non bỏ đi được đóng vào túi nilon để thương lái đến thu mua. Ảnh: Tuấn Anh.

Những quả dưa non bỏ đi được đóng vào túi nilon để thương lái đến thu mua. Ảnh: Tuấn Anh.

Tại "thủ phủ" dưa hấu huyện Krông Pa những ngày này, nông dân đang tất bật thực hiện công việc cắt phần ngọn và chọn trái rất quan trọng. Theo kinh nghiệm của những người trồng dưa, trung bình 1 gốc sẽ có 3 dây và mọc ra nhiều trái dưa non. Khi đó, một gốc chỉ được chọn 2 trái dưa tốt nhất, còn lại phải cắt bỏ hết để đảm bảo đủ dinh dưỡng và giúp trái phát triển tốt hơn.

Những năm trước, những quả dưa non cắt bỏ được người dân vứt lăn lóc ngoài ruộng. Tuy nhiên năm nay, những quả dưa non bỏ đi ấy bất ngờ được thương lái đến thu mua với số lượng lớn. Thậm chí, thương lái thu mua với giá 2.000 đồng, cao hơn cả giá dưa hấu thương phẩm của vụ dưa hấu năm ngoái.

Các ruộng dưa ở huyện Krông Pa đang vào thời điểm chọn trái. Ảnh: Tuấn Anh.

Các ruộng dưa ở huyện Krông Pa đang vào thời điểm chọn trái. Ảnh: Tuấn Anh.

Có thâm niên trồng dưa nhiều năm ở huyện Krông Pa nhưng chưa năm nào bà Trương Thị Mười (xã Phú Cần) lại chứng kiến cảnh thương lái đến tận ruộng để thu mua những trái dưa non bỏ đi. Vui mừng vừa bán được gần 2 triệu đồng từ những quả dưa non bỏ đi, bà Mười cho biết: “Hàng năm, những quả dưa non cắt bỏ vứt đầy ruộng, chẳng ai đến lấy. Thậm chí, gia đình tôi phải thuê người thu gom đem vứt đi. Không hiểu sao, năm nay thương lái lại đến thu mua 2.000 đồng/kg, giá như vậy là rất cao”.

Cũng theo bà Mười, trung bình 1ha, số lượng dưa non cắt bỏ đi có thể lên tới gần 2 tấn, thu nhập cũng được vài triệu đồng.

Cách ruộng dưa của bà Mười không xa là ruộng của ông Lê Văn Nở (thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần) cũng vừa bán được hơn 1 triệu đồng từ những quả dưa non bỏ đi.

Gia đình ông Nở trồng được 2ha dưa hấu, trong đó số lượng dưa non bỏ đi lên đến vài tấn. “Những quả dưa non này bỏ đi chứ ai lấy về làm gì, nhưng không hiểu sao năm nay lại có thương lái đến mua. Kiếm được vài triệu đồng từ những quả dưa bỏ đi, cũng giúp tăng thêm thu nhập, gia đình tôi rất mừng”, ông Nở phấn khởi.

Dưa non được thu mua với giá từ 1.500 - 2.000đ/kg. Ảnh: Tuấn Anh.

Dưa non được thu mua với giá từ 1.500 - 2.000đ/kg. Ảnh: Tuấn Anh.

Theo ghi nhận, dù bán được tiền triệu từ những quả dưa non bỏ đi nhưng nhiều chủ ruộng vẫn không mặn mà thu gom. Lý do, chỉ còn vài chục ngày nữa là đến vụ thu hoạch dưa thương phẩm nên các chủ ruộng dưa đang tập trung tối đa chăm sóc, tỉa cảnh. Với các chủ ruộng dưa, vụ thu hoạch sắp tới nếu thuận lợi có thể kiếm vài trăm triệu đồng, thay vì kiếm vài triệu từ những quả dưa non mà bỏ bê vụ dưa chính.

Chính điều này đã tạo cơ hội cho một số người dân kiếm lời từ việc đi thu gom dưa non tại các ruộng. Mấy ngày qua, chiều nào chị Nguyễn Thị Thủy (xã Phú Cần) cũng mang theo cái cân dạo bước trên các cánh đồng để thu gom dưa non. Chỉ cần những chủ ruộng dưa nào không mặn mà thu gom để bán dưa non thì chị Thủy lại đến đặt vấn đề xin thu gom.

“Các chủ ruộng dưa cho tôi đến thu gom dưa non, miễn là đừng dẫm đạp lên vườn dưa của họ là được. Tùy thuộc vào từng ngày mà lượng thu gom dưa non nhiều hay ít. Riêng hôm nay tôi thu gom được 800kg, bán với giá 1.500 đồng/kg, thu về hơn 1 triệu đồng”, chị Thủy chia sẻ.

Trung bình 1ha, hàng tấn dưa non được thu gom. Ảnh: Tuấn Anh.

Trung bình 1ha, hàng tấn dưa non được thu gom. Ảnh: Tuấn Anh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, những quả dưa non bỏ đi được bán cho 1 thương lái duy nhất là bà Trần Thị Tuyên đến từ TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Bà Tuyên cho biết, việc thu gom dưa non đã được bà thực hiện trong nhiều năm và nhiều nơi, từ Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum. Đây là lần đầu tiên bà Tuyên về Krông Pa để thu mua.

Theo bà Tuyên, khoảng 1 tuần trước, bà thu mua dưa non với giá 2.000 đồng/kg, còn hiện tại chỉ 1.500 đồng/kg. Số dưa non này bà bán lại cho 1 thương lái ở TP.HCM.

“Trung bình mỗi ngày tôi thu mua hàng chục tấn dưa non của người dân khu vực huyện Krông Pa rồi vận chuyển vào đầu mối thương lái ở TP.HCM. Còn việc họ làm gì với những quả dưa non này thì tôi không biết”, bà Tuyên cho biết.

Ông Võ Ngọc Châu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Krông Pa cho biết: "Sau khi nghe thông tin thương lái đến thu mua dưa non, chúng tôi xuống các xuộng tìm hiểu thực tế thì thấy đúng. Dưa non được thương lái thu mua dao động từ 1.500 -2.000 đồng/kg.

Điều này tương đối lạ vì những năm trước dưa non bỏ đầy ruộng, chẳng có thương lái nào đến thu mua. Dù sao, việc bán được những quả dưa non bỏ đi giúp người dân tăng thêm thu nhập cũng đáng mừng”, ông Châu thông tin.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.