| Hotline: 0983.970.780

Bắc Hà vàng rực lúa nương, hút khách du lịch

Thứ Năm 27/10/2022 , 07:17 (GMT+7)

LÀO CAI Cây lúa nương ở Bắc Hà (Lào Cai) không chỉ mang ấm no cho bà con mà còn giúp thu hút khách du lịch. Năm nay, lúa nương được mùa, vàng rực.

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân huyện vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) đang khẩn trương thu hoạch lúa mùa. Nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi, vụ lúa chính vụ năm 2022 trên địa bàn huyện, nhất là các giống lúa đặc sản như khẩu mẹo Bản Liền, khẩu nậm xít Thải Giàng Phố… được mùa, đem lại niềm vui, phấn khởi cho bà con nông dân. Cây lúa vừa giúp bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống, vừa phục vụ đắc lực phát triển du lịch địa phương…

Bà con nông dân khu vực trung tâm và thượng huyện Bắc Hà khẩn trương thu hoạch chính vụ 2022

Bà con nông dân khu vực trung tâm và thượng huyện Bắc Hà khẩn trương thu hoạch lúa chính vụ 2022. Ảnh: Xuân Cường.

Tại xã vùng cao, vùng đồng bào Mông ở Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà), bà con cho biết năm nay điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, đặc biệt là có mưa đều hơn mọi năm, đủ nước tưới tiêu. Mặt khác, các giống lúa lai, nhất là nhóm lúa lai Lào Cai, Thái Bình mua tại Trạm vật tư huyện bảo đảm chất lượng nên vụ lúa chính vụ năm 2022 được mùa, lúa sai trĩu hạt, hạt chắc.

Anh Giàng Seo Lềnh ở thôn Sân Bay, xã Thải Giàng Phố cho biết: “Nhà mình trồng hơn 20kg giống lúa lai, lúa khẩu nậm xít để vừa ăn, vừa bán. Nói chung năm nay khí hậu, thời tiết thuận lợi, trồng chỗ đất phù hợp thì được mùa, năng suất bảo đảm. Nhà mình đã thu xong, giờ phơi phóng và gom rơm, phơi rơm tích lũy làm hức ăn cho gia súc trong mùa đông”.

Vụ lúa mùa năm 2022, bà con nông dân huyện Bắc Hà đã gieo cấy 2.912ha, đạt 101,9% so với kế hoạch và 104% so với vụ năm 2021, chủ yếu là giống lúa lai, nhóm lúa lai Lào Cai VL, giống lúa Thái Bình thực hiện trên cánh đồng một giống và giống lúa đặc sản địa phương như gạo hạt tròn Bản Liền, khẩu nậm xít, séng cù, lúa nếp... 

2

Cây lúa nương không chỉ giúp bà con ấm no, mà còn giúp thu hút khách du lịch. Ảnh: Xuân Cường.

Những ngày qua, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngành nông nghiệp và chính quyền các xã khu vực thượng huyện đã tập trung đôn đốc bà con nông dân vùng cao Bắc Hà khẩn trương thu hoạch lúa mùa. Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bắc Hà cho biết: Vụ lúa mùa năm 2022, nhờ chủ động thực hiện các khâu gieo cấy đúng khung thời vụ, chủ động nước tưới tiêu, phòng chống sâu bệnh hại lúa, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống lúa lai chất lượng gieo cấy… nên lúa được mùa, sản lượng ước đạt 16.386 tấn, năng suất ước đạt 56,32tạ/ha (tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt mưa lớn ngày 04/9/2022 đã gây thiệt hại trên 70% với diện tích 3,68ha đang giai đoạn chín vàng, làm đòng).

Đáng mừng, vụ thu hoạch lúa chính vụ năm nay, diện tích lúa nếp để làm cốm, lúa đặc sản như khẩu nậm xít Thải Giàng Phố, khẩu mẹo Bản Liền... phục vụ du lịch, các ngày lễ, tết, lễ hội, festival cao nguyên trắng Bắc Hà mùa hè, mùa thu năm 2022 sinh trưởng và phát triển tốt, cơ bản được mùa, năng suất ổn định.

Chị Vàng Thị  Quyên, thôn Na Lo, xã Tả Chải (huyện Bắc Hà) là hộ dân trồng lúa nếp làm cốm đặc sản phục vụ du lịch cho biết: “Nhà mình trồng 5kg giống lúa nếp để làm cốm và lúa lai làm lương thực. Lúa nếp là giống nếp cái hoa vàng và nếp nương. Nhìn chung năm nay lúa được mùa, lúa nếp mình hái sớm, hái rải để làm cốm và khẩu rang bán cho khách du lịch. 2 năm nay cốm tiêu thụ giá cả ổn định và lượng khách đặt hàng qua zalo, điện thoại nhiều do đã quen từ các vụ trước".

Bên cạnh trồng lúa tẻ, nhiều hộ dân người Tày Bắc Hà đã tăng cường trồng lúa nếp làm cốm phục vụ khách du lịch

Bên cạnh trồng lúa tẻ, nhiều hộ dân người Tày Bắc Hà đã tăng cường trồng lúa nếp làm cốm phục vụ khách du lịch. Ảnh: Xuân Cường.

Hiện nay thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lào cai về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch nông nghiệp bền vững, ngành nông nghiệp huyện Bắc Hà đã tham mưu UBND huyện triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP cốm Bắc Hà; xây dựng tem nhãn, thương hiệu các loại lúa gạo đặc sản.

"Việc lúa nếp và lúa đặc sản được mùa, cung ứng đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ du lịch là tín hiệu đáng mừng đối với ngành nông nghiệp và du lịch Bắc Hà", ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bắc Hà cho biết thêm.

Trong thời gian tới, dự báo thời tiết khá thuận lợi, UBND huyện chỉ đạo phòng nông nghiệp phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể các xã, thỉ trấn chỉ đạo cán bộ phụ trách nông - lâm nghiệp, cán bộ khuyến nông nắm địa bàn, vận động bà con thu hoạch, phơi phóng lúa mùa bảo đảm đúng khung thời vụ, kỹ thuật và tích cực thu gom, phơi phóng, dự trữ rơm làm thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông sắp tới.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.