| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang liên tục tăng diện tích rau màu vụ mùa

Thứ Năm 23/05/2024 , 07:00 (GMT+7)

Diện tích rau các loại vụ mùa trên địa bàn tỉnh liên tục tăng trong thời gian gần đây, từ 5.900ha năm 2020 lên 6.730ha năm 2024.

Theo kế hoạch sản xuất vụ mùa 2024, Bắc Giang tăng nhẹ tổng diện tích gieo trồng thêm 200ha so với năm 2023, lên 63.200ha. Trong đó, phần diện tích tăng chủ yếu là rau màu.

Cụ thể, diện tích rau, đậu các loại là 6.730ha, trong đó rau an toàn 2.020ha, rau chế biến 254ha. Diện tích các loại cây khác là 4.090ha, bao gồm khoai lang, đậu các loại, cây dược liệu, cây thức ăn gia súc, hoa cây cảnh… Con số này tăng tương ứng 450ha và 720ha so với cùng kỳ năm ngoái.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Lục Nam (Bắc Giang) hướng dẫn người dân chăm sóc cây đậu tương rau. Ảnh: TL.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Lục Nam (Bắc Giang) hướng dẫn người dân chăm sóc cây đậu tương rau. Ảnh: TL.

Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, vụ mùa năm nay tỉnh tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 22/3/2024 của UBND tỉnh.

Trên cơ sở đó, các huyện có điều kiện phù hợp với phát triển rau màu, nhất là rau an toàn, chất lượng cao như Yên Dũng, Lạng GIang, Hiệp Hòa... đẩy mạnh sản xuất nhóm cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Diện tích rau các loại vụ mùa của Bắc Giang liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2020, diện tích rau, đậu là 5.900ha, sau đó tăng dần lên 6.000ha (năm 2021), 6.100ha (năm 2022), 6.280ha (năm 2023) và năm nay là 6.730ha.

Ngược lại, diện tích lúa có xu hướng giảm, từ 52.300ha (năm 2020), hiện toàn tỉnh lên kế hoạch gieo cấy vụ mùa 2024 khoảng 48.400ha.

"Sản xuất vụ mùa thường gặp điều kiện thời tiết phức tạp và khó lường như mưa, bão, lũ lụt... Do đó, bà con nông dân cần chủ động các phương án phòng chống ngay từ đầu vụ để giảm thiểu thiệt hại", ông Thành chia sẻ.

Năm nay, nhiệt độ trung bình tại Bắc Giang từ tháng 5 đến tháng 10/2024 được dự báo cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,5 độ C. Hiện tượng nắng nóng gia tăng, đặc biệt gay gắt từ tháng 5 đến tháng 7. Cùng với đó, lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 7 có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm.

Do đó, Sở NN-PTNT khuyến cáo những diện tích dự kiến sản xuất cây vụ đông sớm, người dân cần bố trí thời vụ gieo mạ trà mùa sớm cho phù hợp với điều kiện canh tác, sử dụng các giống lúa ngắn ngày, gieo mạ khay, mạ ném, gieo sạ, mạ dày xúc, cấy sớm khi mạ đủ tuổi để lúa thu hoạch trước ngày 30/9 nhằm kịp thời trồng các cây vụ đông sớm như lạc, ngô và một số rau thời vụ sớm.

Đặc biệt, với những vùng thường xuyên nhiễm bệnh bạc lá, bà con cần hạn chế dụng các giống lúa nhiễm bệnh như Bắc thơm 7, TBR225.

Về cơ cấu, Bắc Giang bố trí 35% diện tích lúa là trà mùa sớm, có thời gian gieo mạ từ ngày 10 - 20/6, cấy kết thúc trước ngày 10/7. Trà mùa trung chiếm 55% diện tích, thời gian gieo mạ từ ngày 30/6 - 10/7, cấy xong trước ngày 30/7. Trà mùa muộn chiếm 10% diện tích, thời gian gieo mạ từ ngày 10 -  20/7, cấy từ 30/7, kết thúc trước ngày 30/8. 

Đồng thời, ngành nông nghiệp tiếp tục mở rộng diện tích lúa chất lượng, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, đồng bộ và tập trung các khâu gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch… nhằm giảm chi phí, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

Với những vùng chiêm trũng hay bị ngập lụt, Sở NN-PTNT Bắc Giang đề nghị người dân sử dụng thêm các loại chế phẩm sinh học để xử lý gốc rạ, bón thêm vôi bột trước khi cày vùi gốc rạ để hạn chế nguồn sâu bệnh gây hại và tránh ngộ độc hữu cơ cho cây lúa sau khi cấy.

Một trong những giải pháp dài hạn của Bắc Giang để tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM). Trong giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh phấn đấu có trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả sản xuất ứng dụng IPHM; 70% diện tích cây ngô, cây công nghiệp ngắn ngày sản xuất ứng dụng IPHM. Qua đó giảm 30% lượng thuốc BVTV và 30% lượng phân bón hóa học.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất