| Hotline: 0983.970.780

Animals Asia tài trợ Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk 60.000 USD

Thứ Bảy 12/01/2019 , 10:41 (GMT+7)

Chiều ngày 11/01/2019, Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) và UBND tỉnh Đắk Lắk (Ủy quyền cho Sở NN&PTNT Đắk Lắk) đã ký Thỏa thuận hợp tác Về việc thực hiện Dự án Bảo tồn voi Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk. 

Voi Đắk Lắk

Theo đó, Tổ chức Động vật Châu Á cam kết tài trợ cho Trung tâm Bảo tồn voi tại Đắk Lắk với tổng kinh phí tương đương 60.000USD trong thời gian 03 năm từ tháng 01/2019 – 01/2022. Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác thể hiện sự thiện chí, cam kết lâu dài của tổ chức với Tỉnh Đắk Lắk nói chung và TTBTV nói riêng trong công tác bảo tồn loài voi.

Khoản tài trợ sẽ được giải ngân bằng hiện vật và hỗ trợ chuyên gia. Thỏa thuận hợp tác này được thực hiện với các mục tiêu nhằm nâng cao phúc lợi cho voi, và hỗ trợ công tác bảo tồn voi và động vật nói chung tại tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, mục tiêu tổng quát của hợp tác nhằm: Nâng cao chất lượng và năng lực chăm sóc, bảo tồn voi cho Trung tâm Bảo tồn Voi tỉnh Đắk Lắk; nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ, bảo tồn các loài động vật, và về phúc lợi động vật. Và các mục tiêu cụ thể.

Ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đại diện cho UBND Tỉnh ký thỏa thuận chính thức bày tỏ vui mừng và tin tưởng vào thiện chí của Tổ chức Động vật Châu Á trong suốt thời gian qua, cũng như ghi nhận những hỗ trợ của Tổ chức Động vật Châu Á là Tổ chức quốc tế chính thức hợp tác với tỉnh bảo tồn loài voi quý hiếm.

Lễ ký kết thỏa thuận tài trợ giữa Animals Asia và tỉnh Đắk Lắk về bảo tồn voi

Chia sẻ sau Lễ ký thỏa thuận chính thức, PGS. TS. Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam luôn đánh giá cao các kết quả đạt được mang lại phúc lợi cho hai cá thể voi hoang dã đang được nuôi cứu hộ tại trung tâm và một số cá thể voi nhà. Quan trọng hơn nữa sự hợp tác đã đạt được về cơ bản đào tạo được một đội ngũ nhân viên của Trung tâm Bảo tồn Voi có kỹ năng trình độ tốt về chăm sóc cũng như điều trị cho voi, các kỹ năng này hiện hiếm có tại Việt Nam.

Hiện tại, Đắk Lắk là tỉnh có số lượng voi, cả đàn voi hoang dã và voi nhà nhiều nhất trên cả nước.

Theo các thống kê, quần thể voi hoang dã tại Việt Nam hiện tại chỉ còn khoảng từ 100 -130 cá thể được coi là thiếu bền vững trong tự nhiên và đang phải đối mặt với tình trạng săn bắn, mất môi trường sống do diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp, và chưa có trường hợp voi nhà nào sinh sản thành công và sốt sót trong hơn 30 năm qua. Trong khi đó, quần thể voi nhà tại Đắk Lắk, và trên cả nước nói chung đang ngày càng già yếu, và đang bị khai thác cho hoạt động du lịch cưỡi voi tại các khu du lịch là một thách thức lớn đối với công tác bảo tồn voi và phúc lợi động vật...

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.