| Hotline: 0983.970.780

Xử lý nghiêm việc mua bán thuốc thú y, vacxin không rõ nguồn gốc

Chủ Nhật 04/09/2022 , 15:42 (GMT+7)

Đồng Tháp UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm sử dụng vacxin, thuốc thú y không rõ nguồn gốc và chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

Đồng Tháp đang ra quân xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm sử dụng vacxin, thuốc thú y không rõ nguồn gốc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng Tháp đang ra quân xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm sử dụng vacxin, thuốc thú y không rõ nguồn gốc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND huyện, thành phố tăng cường kiểm tra việc buôn bán, sử dụng vacxin, thuốc thú y không rõ nguồn gốc, chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

Trong đó, Sở NN-PNT Đồng Tháp chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra về buôn bán, sử dụng thuốc thú y, đặc biệt là vacxin phòng bệnh cúm gia cầm, vacxin dịch tả heo Châu Phi không rõ nguồn gốc, chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất cho cơ quan thanh tra chuyên ngành theo đúng quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Cục Quản lý thị trường tỉnh chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các ban ngành có liên quan tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông. Song song đó phải kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán thuốc, vacxin thú y nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan.

Thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có hành vi tiếp tay, bao che cho các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép vacxin, thuốc thú y qua biên giới. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu đối với hành vi vi phạm trên.

UBND huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân liên quan các quy định pháp luật về buôn bán, sử dụng thuốc thú y. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, quy định về xử lý vi phạm hành chính, hình sự nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện tốt công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

Về vệ sinh tiêu độc khử trùng, từ đầu năm đến nay Đồng Tháp đã cấp 3.232 lít thuốc Benkocid và 9.800 lít Bencovet cho các huyện, thành phố. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Về vệ sinh tiêu độc khử trùng, từ đầu năm đến nay Đồng Tháp đã cấp 3.232 lít thuốc Benkocid và 9.800 lít Bencovet cho các huyện, thành phố. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Huỳnh Tất Đạt, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: hiện ngành nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh thanh kiểm tra các cửa hàng và kinh doanh thuốc thú y, thủy sản. Đặc biệt kiểm soát nghiêm ngặt ở các cửa khẩu giám với Campuchia, nhằm ngăn chặn và phát hiện kịp thời các loại vacxin và thuốc thú y thủy sản nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện các trường hợp vi phạm sử dụng vacxin, thuốc thú y không rõ nguồn gốc, nhập lậu, kém chất lượng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đây cũng là biện pháp vừa bảo vệ người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh không bị thiệt hại, bởi vì mua nhằm các loại vacxin hay thuốc thú y thủy sản kém chất lượng. Song song đó cũng vừa bảo vệ đàn gia súc, gia cầm của tỉnh để đảm bảo an toàn và đủ sản lượng phục vụ cho thị trường cuối năm.

Để bảo vệ đàn gia cầm, gia súc kiểm soát dịch bệnh tốt hơn nữa, tính từ đầu năm đến nay toàn tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức 2 đợt tổng lực tiêm vacxin hàng triệu liều cho đàn gia súc, gia cầm. Riêng trong đợt tiêm phòng cúm đợt II/2022 (từ ngày 1/6/2022 đến ngày 21/8/2022) tiêm phòng được gần 137.000 con gà mũi 1 đạt tỷ lệ 23% tổng đàn, hơn 260.000 triệu con vịt mũi 1 đạt 62% tổng đàn, 28.000 con gà mũi 2 đạt tỷ lệ 33% tổng đàn, 469.0000 con vịt mũi 2 đạt tỷ lệ 37% tổng đàn.

Theo ông Huỳnh Tất Đạt, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp, trong tuần không ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên vật nuôi. 

Lũy kế từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xuất hiện 2 ổ dại chó tại xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự và xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng tổng số chó chết hủy là 2 con, 17 ổ dịch tả heo Châu Phi với tổng số con tiêu hủy là 428 con và 19 ổ dịch lở mồm long móng với tổng số con tiêu hủy là 10 con trên địa bàn các huyện Tam Nông, Cao Lãnh, huyện Hồng Ngự, thành phố Hồng Ngự.

Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác: như bệnh lở mồm long móng, tai xanh… vẫn đang được cơ quan chuyên môn giám sát chặt chẽ.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.