| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa xây dựng 5 địa điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

Thứ Ba 02/08/2022 , 09:36 (GMT+7)

Trong năm 2022, tỉnh Khánh Hòa sẽ hoàn thành các thủ tục pháp lý để kêu gọi đầu tư xây dựng 5 địa điểm khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Bất cập khu giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ

Thời gian qua, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hoạt động trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh thú y. Hầu hết các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ được xây dựng ngay trong hoặc cận kề các khu dân cư, khu công nghiệp với mặt bằng nhỏ hẹp không đủ diện tích để đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ.

Hầu hết các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhỏ lẻ. Ảnh: CĐ.

Hầu hết các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhỏ lẻ. Ảnh: CĐ.

Cùng với đó, hệ thống thu gom và xử lý nước thải còn nhiều bất cập, nước thải được xả thẳng vào môi trường sinh hoạt công cộng, trang thiết bị vật dụng sử dụng trong giết mổ đơn sơ, thủ công.

Không những thế, theo UBND tỉnh Khánh Hòa còn nhìn nhận, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trang thiết bị giết mổ quá thủ công, đơn sơ nên không thể thực hiện được đầy đủ đúng trình tự các thao tác khám trước giết mổ và sau giết mổ theo đúng quy trình.

Trong khi đó, tập quán sử dụng thịt nóng trong tiêu dùng và chế biến vẫn còn phổ biến trong nhân dân. Phần lớn người tiêu dùng chưa có ý thức trong việc lựa chọn sản phẩm động vật đã được kiểm tra của cơ quan thú y, thịt xuất phát từ các cơ sở giết mổ có uy tín hoặc nơi bày bán hợp vệ sinh.

Do đó cần phải từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân để phù hợp với nếp sống văn minh đô thị thông qua việc cải tạo, nâng cấp các chợ đầu mối thực phẩm và phát triển hệ thống cửa hàng, siêu thị chuyên kinh doanh thịt được trang bị hiện đại.

Chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Cùng với đó việc đầu tư xây dựng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh sẽ khắc phục triệt để việc đưa các chất độc hại, vấy nhiễm vi khuẩn vào thực phẩm, từ đó cung cấp cho người tiêu dùng những thực phẩm đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hơn nữa cơ quan thú y cũng sẽ kịp thời phát hiện ra dấu hiệu của dịch bệnh có thể phát sinh, từ đó tham mưu chính quyền địa phương những biện pháp, giải pháp sớm ngăn chặn nguy cơ phát sinh dịch bệnh kịp thời bao vây, khống chế không để mầm bệnh lây lan bùng phát.

Sẽ xây dựng 5 địa điểm khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

Trước những hạn chế, tồn tại trên, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa quyết định ban hành kế hoạch xây dựng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Theo kế hoạch này, tỉnh Khánh Hòa sẽ xây dựng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại 5 địa điểm gồm thôn Đông, xã Sông Cầu (Khánh Vĩnh) với diện tích 19,58 ha; thôn Đống Đa, xã Ninh Sim (TX Ninh Hòa) với diện tích 2,19 ha; thôn Vĩnh Phú, xã Suối Tân (Cam Lâm) với diện tích 5,99 ha; thôn Quảng Phước, xã Vạn Lương (Vạn Ninh) với diện tích 3,26 ha; thôn Tha Mang, xã Ba Cụm Bắc (Khánh Sơn) với diện tích 1,47 ha.

Tỉnh Khánh Hòa sẽ xây dựng 5 địa điểm khi giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Ảnh: KS.

Tỉnh Khánh Hòa sẽ xây dựng 5 địa điểm khi giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Ảnh: KS.

Riêng TP Cam Ranh sẽ được tổ chức rà soát các quy hoạch có liên quan để bổ sung một địa điểm (dự kiến 3,5-5 ha) xây dựng khu giết mổ tập trung.

Trong năm 2022 tỉnh sẽ hoàn thành các thủ tục pháp lý để kêu gọi đầu tư xây dựng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên. Tập trung hoàn thiện các thủ tục kêu gọi và chấp nhận chủ trương đầu tư dự án khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp Sông Cầu là khu giết mổ dùng chung của TP Nha Trang và huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh.

Dự án có công suất giết mổ trung bình trong một ngày đêm khoảng 150 con trâu, bò, 1.500 con lợn, 8.000 con gia cầm các loại; nhằm cung cấp nguồn thịt đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh; với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 121 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, đối với các điểm, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ sẽ thực hiện rà soát, kiểm tra, đánh giá xếp loại về điều kiện vệ sinh thú y tất cả các điểm, cơ sở giết mổ định kỳ hàng năm; phân loại đối với các cơ sở đảm bảo điều kiện phù hợp các tiêu chí nâng cấp, sửa chữa. Tiếp tục cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đã sửa chữa nâng cấp, thực hiện cam kết không giết mổ khi xây dựng xong khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn. Những cơ sở giết mổ diện tích ít, quy mô quá nhỏ không đủ điều kiện nâng cấp (xếp loại C), tỉnh không cấp giấy đăng ký kinh doanh tiến hành thông báo thời gian chấm dứt hoạt động. Do đó, dự kiến cuối năm 2022, tổng số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh sẽ giảm 25 - 30% so với năm 2021.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.