| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Thứ Ba 15/04/2025 , 09:07 (GMT+7)

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Xuất khẩu yến sào của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc không ngừng tăng trưởng mỗi năm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Xuất khẩu yến sào của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc không ngừng tăng trưởng mỗi năm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Cạnh tranh khốc liệt

Với tiềm năng lớn từ thiên nhiên và sự hỗ trợ của Chính phủ, ngành yến Việt Nam đang vươn mình không chỉ ở thị trường nội địa mà còn hướng ra thế giới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, nơi yến sào luôn được coi là món ăn quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao.

Từ lâu, tổ yến Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nhưng chủ yếu qua đường tiểu ngành. Tuy nhiên, ngày 9/11/2022, Bộ NN-PTNT Việt Nam (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra và và vệ sinh thú y đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, với hai nhóm sản phẩm: tổ yến tinh chế và yến hũ chưng sẵn. Đây là một cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển ngành yến Việt Nam.

Sau 5 năm đàm phán, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sự nỗ lực của Cục Chăn nuôi và Thú y, cùng các đơn vị liên quan, cũng như sự quyết tâm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yến, ngày 16/11/2023, tại tỉnh Lạng Sơn, những lô sản phẩm tổ yến Việt Nam đầu tiên chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, mở ra cơ hội chinh phục thị trường tỷ dân của ngành yến sào Việt Nam.

Nghị định thư bao gồm 16 điều về các quy định đối với nhà nuôi chim yến, doanh nghiệp chế biến tổ yến, doanh nghiệp xuất khẩu, yêu cầu đối với bao bì, ghi nhãn, yêu cầu về kiểm dịch, kiểm tra, giám sát dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

Ông Yang Hsua - Ta, Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Indonesia cho biết, sản lượng yến sào nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng qua từng năm. Cụ thể, năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 323 tấn yến sào; năm 2021 con số này là 354 tấn; năm 2022 là 495 tấn và năm 2023 là 597 tấn; năm 2024 đạt 773,5 tấn.

"Việc xuất khẩu yến sào của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc không ngừng tăng trưởng mỗi năm, chứng minh tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành này", Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Indonesia đánh giá.

Chủ tịch Hiệp hội yến sào Việt Nam Lê Thành Đại nhìn nhận, mặc dù thị trường Trung Quốc rất tiềm năng, nhưng đây là một thị trường đầy thách thức, nhất là khi Việt Nam đứng cạnh những "đối thủ" lớn trong ngành như Indonesia, nơi đã có hơn 100 năm kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ yến; hay Malaysia. 

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, chiếm tới 80% sản lượng tiêu thụ yến toàn cầu, với giá trị lên đến 8 tỷ USD mỗi năm và yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Trong đó, sản phẩm yến nhập khẩu vào Trung Quốc chủ yếu đến từ Indonesia và Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,8% trong tổng sản lượng xuất khẩu yến vào Trung Quốc, một con số khiêm tốn so với các quốc gia khác như Indonesia (có thể sản xuất 2.000 tấn yến mỗi năm), Malaysia hay Thái Lan.

Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngành yến Việt Nam còn rất lớn, nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn. Chủ tịch Hiệp hội yến sào Việt Nam khuyến nghị, để thành công tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam cần phải bảo tồn và phát huy hương vị đặc trưng của tổ yến Việt Nam.

“Nếu chúng ta không giữ vững chất lượng và hương vị riêng biệt, ngành yến Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các quốc gia đi trước”, ông Lê Thành Đại nhấn mạnh.

Các sản phẩm mang thương hiệu yến sào Bảo Thọ được giới thiệu với các đối tác quốc tế. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Các sản phẩm mang thương hiệu yến sào Bảo Thọ được giới thiệu với các đối tác quốc tế. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Xây dựng thương hiệu

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM cảnh báo, Trung Quốc không chỉ là thị trường tiềm năng mà còn là thách thức lớn. Nếu không xây dựng được thương hiệu vững mạnh, sản phẩm yến của Việt Nam sẽ dễ bị cạnh tranh và làm nhái ngay sau một vài đơn hàng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

"Một doanh nghiệp Trung Quốc lớn có thể tiêu thụ 50-60 tấn yến nguyên liệu mỗi năm, do đó, việc xây dựng thương hiệu là yếu tố quyết định để giữ vững thị trường và gia tăng giá trị sản phẩm tại thị trường tỷ dân này", Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM nói và khẳng định, chỉ khi có một thương hiệu mạnh mẽ, các sản phẩm yến Việt Nam mới có thể giữ vững được thị trường và gia tăng giá trị. Đặc biệt, sản phẩm yến sào phải giữ được hương vị đặc trưng của tổ yến Việt Nam, một yếu tố mà các chuyên gia Trung Quốc đánh giá rất cao.

Không chỉ dừng lại ở đó, các doanh nghiệp trong ngành cũng đang tích cực chuyển mình. Bà Lưu Ngô Phương Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH Nhà yến Việt cho biết, thị trường Trung Quốc là thị trường tiềm năng lớn. Mặc dù công ty đã sở hữu đầy đủ năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng việc xin giấy phép xuất khẩu, đặc biệt là vào thị trường Trung Quốc, vẫn gặp không ít thử thách.

"Hiện tại chúng tôi đang rất nỗ lực và nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng và đang trong giai đoạn chờ phía Hải quan Trung Quốc chấp thuận cho phép nhập khẩu các sản phẩm với thương hiệu yến sào Trường Thọ vào thị trường tỷ dân này", bà Lưu Ngô Phương Quỳnh nói và cho biết, hiện các nhà yến của công ty chủ yếu tập trung tại tỉnh Khánh Hòa, tuy nhiên tới đây sẽ mở rộng và phát triển vùng nuôi yến tại Cần Giờ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Bà Lê Thùy Chi, CEO Công ty Yến đảo Cần Giờ cho biết, trong năm qua, sản lượng của Yến đảo Cần Giờ đã có những bước tiến lớn, với sản lượng yến tinh chế đạt 1 tấn, sản xuất 1 triệu hũ yến mỗi năm và một số sản phẩm cũng đã được ra mắt trong năm qua. Hiện Công ty Yến đảo Cần Giờ đã đạt được các chứng nhận quốc tế HACCP, FDA Mỹ, ISO 22000:2018.

"Chúng tôi đang nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm phổ thông hơn để phù hợp với từng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Chẳng hạn, thị trường Trung Quốc ưa chuộng các sản phẩm yến sào tinh chế, yến thô và yến hũ, trong khi Hàn Quốc lại có nhu cầu cao đối với các sản phẩm sáng tạo như thạch yến và tổ yến”, bà Lê Thùy Chi chia sẻ.

Trong giai đoạn 2025-2030, Cục Chăn nuôi và Thú y tiếp tục đàm phán để có thêm nhiều loại sản phẩm tổ yến và nhiều doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Đồng thời, đàm phán để xuất khẩu tổ yến thô sang thị trường này.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.