| Hotline: 0983.970.780

Vựa hành, tỏi 1.000 tỷ đồng rộn ràng vào vụ, vừa được mùa, vừa được giá

Thứ Ba 21/02/2023 , 17:17 (GMT+7)

HẢI DƯƠNG Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) là vùng hành, tỏi lớn nhất miền Bắc với khoảng 3.800ha (vụ đông), giá trị kinh tế trên 1.000 tỷ đồng/vụ. Vụ này, hành vừa được mùa, được giá.

Những ngày này, trên khắp các cánh đồng trồng hành, tỏi ở Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) – nơi được xem là "thủ phủ" hành tỏi lớn nhất miền Bắc, đâu đâu cũng tràn đầy không khí lao động khẩn trương, nhộn nhịp của mùa thu hoạch. Năm nay, người trồng hành thu hoạch trong phấn khởi vì hành tương đối được mùa, được cả giá.

Ảnh 1: Nông dân thị xã Kinh Môn phấn khởi thu hoạch vụ hành tỏi được mùa, được giá.

Nông dân Thị xã Kinh Môn phấn khởi thu hoạch vụ hành tỏi được mùa, được giá. Ảnh: Đoàn Xuân.

Vụ đông xuân 2022 - 2023, gia đình ông Nguyễn Văn Chiến (xã Lạc Long) trồng gần 2 mẫu hành, do thời tiết đầu vụ không thuận lợi, gặp mưa lớn nên năng suất thấp hơn so với vụ trước từ 7 - 10%. Hiện tại, sau 4 tháng trồng, hành thu hoạch năng suất thấp hơn một chút nhưng bù lại hành được giá cao gấp 3 lần thời điểm đầu vụ năm trước. Ông Chiến chia sẻ: “Gia đình tôi trồng nhiều nên đã bán gần 1 mẫu cho các thương lái theo hình thức "bán vo" cả ruộng với mức 10 triệu đồng/sào. Nếu bán hành tươi thì khoảng 25 - 27 nghìn đồng/kg, cao gấp 3 lần năm ngoái. Hành được giá nên chúng tôi rất phấn khởi”.

Thời điểm này cũng là lúc các cơ sở thu mua hành tỏi ở Thị xã Kinh Môn nhộn nhịp vào mùa. Cơ sở thu mua hành tỏi Hùng Mạnh (xã Hiệp Hoà) mỗi ngày xuất bán hơn 10 tấn hành, tỏi các loại, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho 10 lao động của địa phương với mức lương từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Chị Nguyễn Thị Hoàn, chủ cơ sở cho biết: “Chúng tôi thu mua hành, tỏi tươi của người dân. Sau đó thuê nhân công sơ chế, loại bỏ những củ không đạt chất lượng rồi đem đóng bao, đưa vào lò sấy cho se vỏ mới xuất bán đi các tỉnh thành trong cả nước, nhiều đơn hàng không kịp giao cho khách do có thời điểm không đủ nhân công làm”.

Ảnh 2: Hành, tỏi được người dân bảo quản trên giàn

Sau khi thu hoạch, hành, tỏi được người dân bảo quản trên giàn. Ảnh: Đoàn Xuân.

Từ lâu, cây hành, tỏi đã trở thành cây trồng làm giàu của người dân ở Thị xã Kinh Môn. Mỗi năm, Thị xã trồng khoảng 3.800ha hành tỏi vụ đông; sản lượng bình quân trên 60.000 tấn, giá trị kinh tế trên 1.000 tỷ đồng. Năm nay, dù thời tiết đầu vụ không thuận lợi do ảnh hưởng của mưa, song với lợi thế về đất đai, kinh nghiệm sản xuất và nhất là giá hành cao và ổn định ngay từ đầu vụ nên người dân có một vụ hành thắng lớn.

Hành tỏi sau khi thu hoạch phần lớn được người dân vận chuyển về nhà phơi khô, sơ chế, bảo quản để bán dần trong năm. Số còn lại được bán luôn cho các cơ sở thu mua về làm hành phi. Có thời điểm, hành củ khô có giá từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, người dân thu lãi từ 20 đến 22 triệu đồng/sào.

Không chỉ xuất bán sản phẩm thô, nhiều người dân ở Thị xã Kinh Môn còn đầu tư thiết bị, học hỏi kinh nghiệm để chế biến sản phẩm hành phi cung cấp nhu cho cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ảnh 3: Công nhân cơ sở thu mua hành tỏi Hùng Mạnh (xã Hiệp Hoà) kiểm tra khâu sấy hành trước khi xuất bán

Công nhân cơ sở thu mua hành tỏi Hùng Mạnh (xã Hiệp Hoà) kiểm tra khâu sấy hành trước khi xuất bán. Ảnh: Đoàn Xuân.

Chị Nguyễn Thị Hồng, chủ cơ sở hành phi xã ở Lạc Long chia sẻ: "Nhờ có độ thơm, ngon và vị ngọt đặc trưng mà hành phi Kinh Môn những năm gần đây dần dần thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Điểm thuận lợi là nguyên liệu làm hành phi chúng tôi lúc nào cũng có sẵn nên có thể cung cấp cho khách hàng cần số lượng lớn bất kỳ lúc nào. Chúng tôi cũng đã tìm đầu mối với các chủ buôn để xuất bán hành phi sang Trung Quốc. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm hành tỏi của chính nông dân như chúng tôi”.

Với đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng và kinh nghiệm chăm sóc từ bao đời của người dân, chất lượng hành tỏi của Thị xã Kinh Môn luôn có nhiều ưu điểm vượt trội về độ thơm, vị cay vừa phải, làm đậm đà hơn món ăn của người dân; được người tiêu dùng ưa chuộng.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất