| Hotline: 0983.970.780

Vụ lúa - tôm ở ĐBSCL đón Tết

Thứ Hai 23/12/2019 , 12:09 (GMT+7)

Đây là vụ lúa sản xuất luân canh trên nền đất nuôi tôm, được gieo cấy hoặc gieo sạ, thời vụ từ khoảng tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. 

Sau khi kết thúc vụ tôm, nông dân tận dụng nước mưa để rửa mặn cho vuông tôm trước khi cấy lúa.
Người dân chủ yếu sử dụng các giống lúa mùa địa phương hoặc một số giống lúa lai F1, giống chịu mặn, lúa thơm đặc sản như: OM 5451, OM 2517, ST 5, ST 24… Mạ được gieo cấy ngay trên bờ vuông tôm, từ 20 ngày đến 1 tháng sẽ nhổ xuống cấy.
Hiện toàn vùng ĐBSCL có khoảng 162.000 ha lúa - tôm. Trong đó, nhiều nhất là tỉnh Kiên Giang 62.500 ha, tiếp đến là Cà Mau 46.000 ha, Bạc Liêu 40.000 ha, Sóc Trăng 7.500 ha.
Tại Kiên Giang, lúa - tôm được quy hoạch sản xuất chủ yếu ở các huyện vùng U Minh Thượng, dẫn đầu là huyện An Minh với gần 26.000 ha, An Biên hơn 17.000 ha.
Trong quá trình lấp lại vụ lúa, nông dân vẫn có thể xen canh thêm tôm càng xanh, tôm sú, thẻ chân trắng, cua biển.
Tận dụng nguồn nước ngọt trong mùa mưa, nông dân trồng các loại rau, màu trên bờ vuông để tăng thêm thu nhập. 
Do đặc điểm của mô hình sản xuất lúa - tôm, nông dân phải múc mương và lên đê bao chung quanh, ruộng bị ngập nước trong thời gian dài, nền đất rất yếu nên máy gặt đập loại lớn không thể hoạt động được. 
Máy gặt đập mini thời gian gần đây đã được thử nghiệm trên ruộng lúa - tôm, tuy nhiên vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

Phần lớn nông dân đều phải mướn thu hoạch bằng tay với chi phí khá cao, năm nay giá công cắt, thu gom, vận chuyển về tới sau nhà là 650.000 đồng/công. Nếu tính cả công tuốt ra hạt nữa là khoảng 1 triệu đồng/công.

Lúa - tôm tuy năng suất không cao, trung bình khoảng 4 - 4,5 tấn/ha, nhưng do chi phí sản xuất thấp, nhờ tận dụng nguồn hữu cơ tích tụ trong quá trình nuôi tôm, nông dân cũng hạn chế phun thuốc BVTV. Vì vậy, lúa gạo đạt chất lượng tốt, giá bán tương đối cao, lợi nhuận từ 15-17 triệu đồng/ha. Mô hình này rất thích hợp sản xuất lúa hữu cơ.
Hiện lúa được thương lái thu mua tại vuông với giá từ 5.000 - 6.000/kg, lúa tươi vừa thu hoạch. Đặc biệt là các giống lúa ST có giá khá cao, hơn 7.000 đồng/kg, nhờ hiệu ứng ST 25 vừa đoạt giải gạo ngon nhất thế giới. Thu hoạch vụ lúa - tôm, nông dân có nguồn thu để tái đầu tư sản xuất, trang trải cuộc sống, mua sắm Tết. Tuy nhiên, nhiều nông dân cũng phơi khô, lưu trữ lại để ăn hoặc chờ giá tốt hơn mới bán.
Ruộng lúa - tôm là môi trường thuận lợi cho các loại cá, tép tự nhiên phát triển, nên khi thu hoạch thu hút khá nhiều loại chim, cò tìm về kiếm mồi.
Sau khi thu hoạch xong vụ lúa, nông dân thuê máy sên vét lại các đường mương để chuẩn bị thả nuôi lại vụ tôm mới. Gốc rạ còn lại trên ruộng chính là nơi trú ngụ của tôm con, sản sinh các sinh vật phù du làm thức ăn tự nhiên cho tôm.

 

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất