| Hotline: 0983.970.780

VIPA gắn biển đơn vị thành viên tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên

Thứ Bảy 28/12/2019 , 09:23 (GMT+7)

Ngày 27/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) tổ chức lễ gắn biển đối với thành viên của Hiệp hội là Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên.

Lãnh đạo VIPA và Viện Chăn nuôi khánh thành biển chứng nhận thành viên Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam.

TS Phan Văn Lục, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VIPA cho biết, gắn biển xác nhận cho các đơn vị thành viên là Nghị quyết mới được Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam thống nhất trong nhiệm kỳ vừa qua và Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên là đơn vị đầu tiên được VIPA chọn là thành viên để gắn biển.

Cũng theo TS Phan Văn Lục, hoạt động này một mặt nhằm tăng tính gắn kết giữa thành viên và Hiệp hội, mặt khác cũng giúp tăng uy tín, thương hiệu, nhận diện cho các thành viên của Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam.

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam được thành lập năm 2003. Hiệp hội hiện có 280 hội viên bao gồm các hội viên tập thể và hội viên cá nhân, trong đó khối doanh nghiệp, trang trại chiếm tỷ lệ lớn (từ sản xuất con giống, thức ăn, thuốc thú y, chăn nuôi, chế biến sản phẩm gia cầm). Hiệp hội cũng là hội viên chính thức của Phòng công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Liên đoàn sản xuất gia cầm ASEAN, Hội viên Hiệp hội gia cầm thế giới.

Trung tâm Nghiên cứu Vịt Dại Xuyên cơ sở nghiên cứu, bảo tồn, sản xuất các giống thủy cầm hàng đầu tại Việt Nam trực thuộc Viện Chăn nuôi với quy mô công suất hàng triệu con giống bố mẹ, thương phẩm mỗi năm.

Các sản phẩm chủ lực của Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên gồm dòng vịt siêu nạc Star, vịt kiêm dụng PT, vịt trứng, ngan ngoại, con lai ngan vịt, ngỗng trời và đặc biệt là sản phẩm Vịt Biển 15 Đại Xuyên, loài có thể sống được trong môi trường nước mặn, hiện đang được các chiến sỹ Hải quân Việt Nam nuôi tại Quần đảo Trường Sa.

TS Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi thừa ủy quyền trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho các tập thể, cá nhân xuất sắc của Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên.

Cùng ngày, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên cũng tổ chức Lễ tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 với sự tham dự của TS Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cùng các đơn vị trực thuộc Viên Chăn nuôi.

Năm 2019 Trung tâm đã cung cấp trên 1,7 triệu con giống gia cầm, đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng thực hiện tốt các nhiệm vụ khoa học công nghệ, nuôi giữ giống gốc, các dự án khuyến nông trong việc nghiên cứu, chuyển, giao, bảo tồn các giống thủy cầm. Tổng doanh thu năm 2019 đạt trên 46,8 tỷ đồng, tăng so với 2018.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.