| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam- Lào hợp tác bảo vệ rừng, thực thi pháp luật lâm nghiệp

Thứ Sáu 24/02/2023 , 17:44 (GMT+7)

Các đại biểu 2 nước đã phân tích, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ rừng, thực thi pháp luật lâm nghiệp tại khu vực biên giới Việt - Lào.

Quang cảnh Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào. Ảnh: CĐ.

Quang cảnh Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào. Ảnh: CĐ.

Ngày 24/2, Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào, giai đoạn 2017-2022 và thảo luận các hoạt động phối hợp giữa hai bên giai đoạn 2023-2028 đã diễn ra tại thành phố Huế. 

Hội nghị là dịp để hai bên cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiêm về những kết quả đạt được trong công tác quản lý bảo vệ rừng khu vực biên giới Việt Nam và Lào, cũng như phân tích, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật lâm nghiệp.

Theo báo cáo tại Hội nghị, qua 5 năm thực hiện các nội dung trong Biên bản ghi nhớ giữa Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tra lâm nghiệp Lào, 2 bên đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc hợp tác kiểm soát khai thác gỗ trái phép ở các khu vực biên giới có rừng; kiểm soát, đối chiếu việc xuất nhập khẩu gỗ và động vật hoang dã được tăng cường, góp phần ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán gỗ và động vật hoang dã, quý hiếm trái phép dọc biên giới.

Các hoạt động hợp tác giữa 2 bên nhận được sự quan tâm của cơ quan, tổ chức quốc tế, tạo điều kiện cho việc tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật quốc tế cho các hoạt động hợp tác. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng, buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã qua biên giới Việt Nam - Lào vẫn còn diễn biến phức tạp.

Một số loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm đã và đang phải đối mặt với nạn săn, bắn và buôn bán trái phép, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng. Các đối tượng buôn bán trái phép loài hoang dã đang có dấu hiệu liên kết thành mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia.

Việc biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến bất thường của thời tiết, nguy cơ cháy rừng đang có chiều hướng gia tăng cả về mức độ và quy mô, thực trạng này đòi hỏi có sự tăng cường, phối hợp chặt chẽ và toàn diện hơn nữa giữa hai bên.

Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến, đề xuất từ các địa biểu để xây dựng nội dung cụ thể về kế hoạch hành động trong thời gian tới và hoàn thiện dự thảo Biên bản ghi nhớ hợp tác của Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào giai đoạn 2023-2028.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.