| Hotline: 0983.970.780

'Việt Nam đang đi đúng hướng trên con đường phát triển bền vững, phát thải thấp'

Thứ Hai 19/05/2025 , 11:39 (GMT+7)

Đó là đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo ‘Đánh giá vai trò và tiềm năng các hệ thống sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam’ sáng 19/5.

TS Jongsoo Shin, Giám đốc khu vực châu Á (IRRI) chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Bảo Thắng.

TS Jongsoo Shin, Giám đốc khu vực châu Á (IRRI) chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Bảo Thắng.

Hội thảo là sự kiện khởi động cho dự án "Tăng cường sự phối hợp đồng bộ để thực hiện NDC (cam kết thực hiện giảm phát thải khí nhà kính) của Việt Nam trong hệ thống sản xuất lúa" do Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) triển khai với sự hỗ trợ tài chính từ Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) phối hợp cùng Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường (ISPAE).

Hội thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của sản xuất lúa phát thải thấp trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu. Đặc biệt, hội thảo tập trung vào vai trò tiên phong của Việt Nam - quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong phát triển các mô hình sản xuất lúa xanh thông qua Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

TS Jongsoo Shin, Giám đốc khu vực châu Á của IRRI nhấn mạnh: "Biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến an ninh lương thực toàn cầu. Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc dẫn đầu chuyển đổi xanh cho ngành lúa gạo. Dự án mới này sẽ giúp xác định các cơ chế chính sách và thể chế hiệu quả, mang lại lợi ích kép trong giảm phát thải carbon, thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của nông dân. Các giải pháp được thảo luận tại hội thảo hôm nay không chỉ giúp giảm phát thải mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân”.

Đại diện IRRI cũng nhấn mạnh về Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp mà Việt Nam đang xây dựng, cho rằng đây là một trong những sáng kiến lớn, điển hình trong ngành lúa gạo của Việt Nam và khu vực.

TS Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường (ISPAE) phát biểu tại hội thảo. .Ảnh: Bảo Thắng.

TS Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường (ISPAE) phát biểu tại hội thảo. .Ảnh: Bảo Thắng.

Đồng tình với quan điểm của ông Jongsoo Shin, TS Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Phát triển Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và nôi trường (ISPAE) cũng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là con đường quan trọng để giải quyết các thách thức hiện nay, trong bối cảnh ngành lúa gạo đóng vai trò sống còn đối với nông nghiệp Việt Nam cũng như an ninh lương thực toàn cầu.

Lúa gạo là ngành hàng chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế và duy trì xuất khẩu bền vững. Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt khoảng 9 triệu tấn, với kim ngạch 5,66 tỷ USD. Con số cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của ngành hàng này trong chuỗi giá trị nông nghiệp.

Tuy nhiên, ngành cũng đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, canh tác lúa chiếm 48% tổng lượng phát thải khí nhà kính và hơn 75% lượng phát thải khí metan (CH₄) của ngành nông nghiệp. Do vậy, phát triển lúa gạo theo hướng bền vững, ít phát thải đang trở thành yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa. Một số chương trình và đề án tiêu biểu đã được triển khai thành công như Dự án VnSAT với khoảng 180.000ha lúa áp dụng kỹ thuật canh tác phát thải thấp, đặc biệt là Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh – được xem là bước đi mang tính chiến lược và có quy mô lớn nhất từ trước tới nay liên quan tới ngành hàng lúa gạo.

Máy trộn tự hành do IRRI giới thiệu có công suất khoảng 138 - 300m3 rơm rạ trong 1 giờ chạy liên tục, cao hơn nhiều lần so với máy trộn liên kết máy kéo truyền thống. Ảnh: Bảo Thắng.

Máy trộn tự hành do IRRI giới thiệu có công suất khoảng 138 - 300m3 rơm rạ trong 1 giờ chạy liên tục, cao hơn nhiều lần so với máy trộn liên kết máy kéo truyền thống. Ảnh: Bảo Thắng.

Đánh giá cao những bước tiến gần đây của Việt Nam trong nỗ lực phát triển nông nghiệp bền vững, ông Roland Treitler (GIZ) khẳng định, Việt Nam đang đi đúng hướng trên con đường hướng tới một tương lai xanh và phát thải thấp. Ông cũng nhấn mạnh không chỉ lĩnh vực lúa gạo mà các nhóm hàng nông sản khác của Việt Nam cũng đang có sự chuyển mình mạnh mẽ nhờ sự phối hợp hiệu quả với các đối tác quốc tế. Theo ông, việc phối hợp giữa các bên có thể mang lại lợi ích rõ rệt cho tất cả các đối tượng tham gia, từ chính quyền, doanh nghiệp cho đến nông dân.

Kết quả hội thảo sẽ là nền tảng quan trọng cho việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển hệ thống sản xuất lúa bền vững trong tương lai. Sau sự kiện này, ba đơn vị đồng tổ chức dự kiến tiếp tục triển khai các nghiên cứu sâu hơn về phương thức canh tác phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam, đồng thời mở rộng mạng lưới đối tác để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Hội thảo là một phần trong khuôn khổ hợp tác giữa các tổ chức quốc tế và Việt Nam nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu về cam kết giảm phát thải khí nhà kính.

Xem thêm
Bí quyết nuôi chồn sinh sản không bị cận huyết

CÀ MAU Ông Lê Hoàng Trung ở Cà Mau nuôi chồn sinh sản, bán giống 8 triệu đồng/cặp, chồn thịt 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

Chuyện thú y cơ sở: [Bài 1] Điểm tựa cho người chăn nuôi

QUẢNG BÌNH Trong 10 năm qua, lực lượng thú y cơ sở Quảng Bình đã trải qua giải thể rồi tái lập, để lại dấu ấn trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thu 'lợi kép' nhờ nuôi cá lồng kết hợp với du lịch trải nghiệm

Kết hợp nuôi cá lồng với du lịch trải nghiệm giúp các cơ sở tại hồ Hòa Bình thuận lợi tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có thêm nguồn thu từ dịch vụ đi kèm.

Nhân giống chè shan cổ thụ

Việc thu hái những hạt chè shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi để nhân ra những cây giống thuần chủng giúp mở rộng vùng chè đặc sản, phát triển kinh tế địa phương.