| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam đã có công nghệ sản xuất surimi mực đại dương đầu tiên

Thứ Năm 07/12/2023 , 14:22 (GMT+7)

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất surimi mực đại dương, tạo ra dòng sản phẩm mới đầy tiềm năng.

Mực đại dương có tiềm năng lớn, giá thấp nhưng ít được ưa chuộng trên thị trường. Ảnh: CTV

Mực đại dương có tiềm năng lớn, giá thấp nhưng ít được ưa chuộng trên thị trường. Ảnh: CTV

Mực đại dương (tên khoa học là Symplectoteuthis oualaniensis) được phân bố nhiều tại Việt Nam và tập trung chủ yếu ở vùng biển sâu trên 1000m. Tuy mực có hàm lượng protein cao và lượng lipit thấp nhưng khi còn tươi độ ngọt ít, vị hơi chát, dai và cứng khi được phơi khô có vị hơi đắng nên ít được thị trường ưa chuộng. Do đó, dù có tiềm năng lớn và sản lượng khai thác hàng năm nhiều nhưng giá thành rất thấp so với sản phẩm từ mực ống.

Hiện tại, đầu ra của nguyên liệu mực đại dương tươi gặp rất nhiều khó khăn, thường xuyên đối mặt với tình trạng bất ổn của thị trường “được mùa, mất giá”. Có đến 95% sản lượng mực đại dương khai thác được làm khô ngay trên tàu, do đó cơ cấu sản phẩm chế biến từ mực đại dương trên thị trường trong nước rất hạn chế.

Thực hiện đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản gồm: Bùi Thị Thu Hiền, Phan Thị Hương, Đặng Văn An, Bùi Thị Minh Nguyệt, Phạm Thị Điềm và Lê Anh Tùng đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình s ản xuất surimi và một số sản phẩm chế biến surimi từ mực đại dương.

Sau khi hoàn thành và thử nghiệm thành công quy trình công nghệ sản xuất đã góp phần trực tiếp giúp giải quyết đầu ra cho nguồn nguyên liệu mực đại dương và phụ phẩm tôm theo hướng công nghiệp, bền vững.

Quy trình công nghệ hoàn chỉnh của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản. Ảnh: VNCHS.

Quy trình công nghệ hoàn chỉnh của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản. Ảnh: VNCHS.

Đồng thời góp phần đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm thực phẩm thủy sản từng bước thay thế các sản phẩm thô, giảm tỷ lệ các sản phẩm thủy sản sơ chế trên thị trường, giảm thất thoát sau thu hoạch trên các công đoạn chế biến.

Thạc sĩ Phan Thị Hương (Viện Nghiên cứu Hải sản) – chủ nhiệm dự án cho biết, công nghệ là sự kết hợp của kỹ thuật xử lý loại bỏ mùi tanh và vi đắng, chát của nguyên liệu bằng dung dịch nước muối, kỹ thuật chế biến và công nghệ tạo gel protein mực bằng enzyme transglutaminase. Qua đó đã khắc phục những điểm tồn tại, nâng cao giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cho nguồn nguyên liệu mực đại dương, công nghệ sản xuất surimi từ mực đại dương.

Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất surimi mực đại dương, một dòng sản phẩm mới so với các sản phẩm surimi truyền thống (surimi từ cá). Surimi từ mực là một sản phẩm mới, và là hướng đi rất “tiềm năng” để giải quyết đầu ra cho ngành khai thác mực đại dương hiện nay. 

“Công nghệ đưa ra 1 quy trình sản xuất sản surimi và 2 quy trình chế biến sản phẩm giá trị gia tăng chả tôm chất nền từ surimi mực kết hợp với dịch đạm thuỷ phân từ phụ phẩm tôm, chả mực từ surimi bằng công nghệ sinh học, đây là điểm mới mang tính đột phá so với các công nghệ sản xuất truyền thống”, Thạc sĩ Hương chia sẻ.

Sáng kiến được áp dụng sẽ mang lại lợi ích cho ngư dân khai thác mực, giải quyết đầu ra theo hướng công nghiệp và bền vững. Ảnh: Đinh Mười.

Sáng kiến được áp dụng sẽ mang lại lợi ích cho ngư dân khai thác mực, giải quyết đầu ra theo hướng công nghiệp và bền vững. Ảnh: Đinh Mười.

Theo Viện Nghiên cứu Hải sản, sáng kiến được áp dụng sẽ mang lại lợi ích cho ngư dân khai thác mực, giải quyết đầu ra theo hướng công nghiệp và bền vững cho nguồn nguyên liệu mực đại dương có sản lượng rất lớn ở nước ta.

Với công nghệ này giúp các doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ hoàn toàn chủ động được nguồn, hạn chế được các tổn thất về chất lượng và giá trị của nguyên liệu sau thu hoạch,  giảm được các chi phí vận chuyển.

Mặt khác, các doanh nghiệp đều sử dụng lao động tại địa phương, chi phí nhân công thấp là lợi thế khi sản xuất và thương mại hoá sản phẩm. Do đó, sản phẩm tạo ra có giá trị tăng 3-5 lần so với các sản phẩm sơ chế, có giá thành 50-70% so với các sản phẩm trên thị trường, sản phẩm hoàn toàn có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, sản phẩm nhập khẩu trên thị trường.

Bên cạnh đó, sáng kiến này cũng sẽ giúp phát triển các sản phẩm thực phẩm giá trị gia tăng từ thủy sản, nâng cao giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế của các đối tượng thủy sản chủ lực, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Qua đó góp phần thực thi hiệu quả luật thủy sản và phát triển bền vững ngành thủy sản theo định hướng của Chính phủ.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất