| Hotline: 0983.970.780

Tỷ lệ che phủ rừng tại Sơn La đạt 47,6%

Thứ Ba 25/02/2025 , 13:44 (GMT+7)

Theo công bố hiện trạng năm 2024, Sơn La đã quy hoạch trên 670.000ha đất cho lâm nghiệp, độ che phủ đạt 47,6%, tăng nhẹ so với năm 2023.

Sự kiện 'Góp lá vào rừng' ở huyện Vân Hồ, mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong công tác trồng và bảo vệ rừng. 

Sự kiện "Góp lá vào rừng" ở huyện Vân Hồ, mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong công tác trồng và bảo vệ rừng. 

Diện tích đất có rừng là 671.596,3ha, tăng gần 1.800ha so với năm 2023, bao gồm hơn 72.000ha rừng đặc dụng; gần 293.000ha rừng phòng hộ, còn lại trên 306.000ha rừng sản xuất.

Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là hơn 77.162ha, đã bao gồm hơn 7.200ha rừng trồng chưa thành rừng.

Biến động giảm diện tích rừng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cháy rừng, phá rừng trái phép, khai thác rừng trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng, lũ lụt, sạt lở, tác động của tre, nứa khuy và sai lệch giữa thực địa với hồ sơ quản lý.

Diện tích rừng tăng nhờ một số khu vực rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh đã đạt tiêu chí thành rừng, cùng với diện tích cây ăn quả thân gỗ, cây trồng phân tán đủ điều kiện tính vào độ che phủ.

Theo ông Nguyễn Huy Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Sơn La, hạt kiểm lâm các huyện, thành phố cùng các đơn vị trực thuộc đã phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền cơ sở tổ chức 1.147 cuộc tuyên truyền tại các xã, bản, thu hút 87.283 lượt người tham gia, đồng thời ký cam kết bảo vệ rừng.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế bảo vệ rừng, thiết lập cam kết giữa Chủ tịch UBND các huyện, thành phố với Chủ tịch UBND tỉnh, giữa chính quyền huyện, thành phố với xã, phường và giữa chính quyền cơ sở với người dân.

Các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR được củng cố, phương án phòng cháy được triển khai, lực lượng được bố trí tại các huyện, đồng thời bổ sung vùng trọng điểm dễ cháy và cập nhật bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng.

Nhờ đó, đến hết năm 2024, tỷ lệ che phủ rừng tại Sơn La đạt 47,6%, tăng 0,1% so với năm 2023. Trong đó, cây rừng chiếm 43,9%, cây ăn quả thân gỗ và cây trồng phân tán quy đổi diện tích đạt 3,7%.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài 4] Sức bật công nghệ đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Với định hướng trở thành 'Nhà bếp của thế giới', nhờ sức bật từ công nghệ, CPV Food Bình Phước từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi Việt ra thế giới.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Bình luận mới nhất