| Hotline: 0983.970.780

Trục xuất hàng chục tàu cá Trung Quốc ra khỏi vùng biển nước ta

Thứ Bảy 21/12/2019 , 14:13 (GMT+7)

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã trục xuất 42 tàu cá Trung Quốc vi phạm ra khỏi vùng biển nước ta, phạt cảnh cáo 254 trường hợp.

08-45-57_1
Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nay nhiều tàu cá Việt Nam vẫn còn vi phạm Luật Thủy sản.

Theo Tổng cục Thủy sản, trong 9 tháng đầu năm 2019, Cục Kiểm ngư đã chỉ đạo các Chi cục Kiểm ngư Vùng tổ chức 30 đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thủy sản, huy động 44 lượt tàu, xuồng Kiểm ngư với tổng cộng 425 ngày bám biển, 681 lượt công chức, kiểm ngư viên và thuyền viên tàu Kiểm ngư tham gia.

Đã quan sát được 5.562 lượt/chiếc phương tiện nghề cá hoạt động trên biển. Trong đó, tàu cá Việt Nam là 5.504 lượt/chiếc phương tiện. Tàu cá nước ngoài, chủ yếu là tàu cá Trung Quốc là 58 lượt/chiếc phương tiện.

Tiến hành kiểm tra 815 phương tiện hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Gồm 773 tàu cá Việt Nam, 42 tàu cá Trung Quốc. Phát hiện và xử lý 497 tàu cá vi phạm (455 tàu cá Việt Nam và 42 tàu cá Trung Quốc).

Lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản đối với 201 trường hợp, thu nộp ngân sách Nhà nước tổng số tiền 634.600.000 đồng. Trục xuất 42 tàu cá Trung Quốc vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam, phạt cảnh cáo 254 trường hợp.

Tổng cục Thủy sản cho hay, các lỗi vi phạm thường gặp của tàu cá Việt Nam như không mang theo hoặc không có đầy đủ các loại giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ theo quy định. Không đánh dấu nhận biết tàu cá, đánh dấu nhận biết tàu cá sai quy định.

Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phao áo cứu sinh; thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị cứu sinh tàu cá theo quy định. Sử dụng Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá quá hạn khi hoạt động thuỷ sản, không treo Quốc kỳ, thuyền viên không có tên trong sổ danh bạ thuyền viên, viết số đăng ký tàu cá không đúng theo quy định...

Các trường hợp vi phạm tùy vào mức độ nặng nhẹ, thái độ chấp pháp của chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá để xử lý từ nhắc nhở, cảnh cáo đến xử phạt hành chính.

Còn các tàu cá Trung Quốc, vi phạm toàn bộ là tàu làm nghề câu với những lỗi như: Không có giấy tờ, không có nhật ký khai thác thủy sản. Không có Giấy phép khai thác thủy sản đã vào khai thác tại vùng đánh cá chung ở phía Tây đường phân định, xâm phạm vùng biển Việt Nam khai thác thủy sản.

Đoàn công tác đã tiến hành ghi hình, chụp ảnh, lập biên bản xác nhận vi phạm, trục xuất các trường hợp nói trên và yêu cầu không được phép đánh bắt ở phía Tây đường phân định.

Ngoài ra, trong quá trình tuần tra còn ghi nhận các tàu lưới kéo Trung Quốc; trong đó đa số là tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, không có số hiệu, không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra, cắt lưới, bỏ chạy sang phía Đông đường phân định.

Tại các địa phương, theo báo cáo của 47/63 Sở NN-PTNT các tỉnh/thành phố, trong năm 2018 và 9 tháng đầu năm 2019, các địa phương đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hơn 3.500 đợt kiểm tra, tuần tra, kiểm soát về lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Đã xử lý vi phạm 8.502 vụ, tổng số tiền xử phạt hành chính lên tới hơn 44,74 tỷ đồng. Ngoài ra, còn sử dụng các hình phạt bổ sung như tịch thu chất cấm, hóa chất cấm, chất độc để khai thác thủy sản.

08-45-57_2
Người dân ven biển sống bằng nghề đánh bắt thủy sản.

Mặc dù công tác kiểm tra, tuần tra, kiểm soát được các địa phương quan tâm triển khai và đạt được những kết quả tích cực góp phần hạn chế sự suy giảm nguồn lợi thủy sản trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng người dân khai thác thuỷ sản bằng chất nổ, xung điện, sử dụng ngư cụ cấm, không đúng quy định, khai thác cá con trên các loại hình thuỷ vực; hoạt động khai thác, tiêu thụ các loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm như rùa, vích, cá rạn san hô,… vẫn diễn ra.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất