| Hotline: 0983.970.780

Trồng nhãn xuồng cơm vàng thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm

Thứ Năm 03/08/2017 , 13:20 (GMT+7)

Với 1,3ha đất vườn trồng nhãn đặc sản xuồng cơm vàng, bà Trương Ngọc Thủy (65 tuổi) ở ấp Phú Hiệp, Xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách (Bến Tre) thu lãi gần 500 triệu đồng/năm.

Nhãn xuồng cơm vàng dễ trồng, ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc. Hiện vườn nhãn nhà bà Thủy có khoảng 200 gốc cho trái, với năng suất gần 1 tấn/công.

07-12-53_vuon_nhn_dng_cho_tri_triu_cnh_cu_b_thuy
Vườn nhãn xuồng của bà Thủy

Bà Thủy nói: “Trồng nhãn xuồng chỉ cần chăm bón, tưới tiêu đều đặn không phun xịt gì hết, cây vẫn cho trái đều đặn hàng năm, chi phí rải phân bón cho vườn nhãn mỗi năm khoảng 20 triệu đồng”.

Trước đây bà Thủy trồng cam, cây thường nhiễm bệnh vàng lá, khó đậu trái, giá cả bấp bênh thu nhập không cao. Bà lại chuyển sang trồng nhãn long, loại nhãn khi chín thì nhiều nước, người tiêu dùng không chuộng nên giá thấp. Sau đó bà Thủy đã sử dụng mắt ghép của cây nhãn xuồng cơm vàng ghép trên cây nhãn long, tận dụng được ưu điểm của cây nhãn long là thích nghi khí hậu tốt, bộ rễ khỏe, nhờ đó vườn nhãn xuồng ghép cho năng suất cao.

Là hộ dân tiên phong ở ấp Phú Hiệp, xã Vĩnh Bình trồng nhãn xuồng cơm vàng mà 20 năm nay gia đình bà Thủy có cuộc sống rất thoải mái. “Nhờ cây nhãn xuồng cơm vàng này mà tui mới nuôi nổi ba đứa con đi học đại học. Chỉ thuê 1 người tưới nước, rải phân... còn tui đi chơi tới khi trái chín về hái”, bà Thủy nói vui.

Hộ anh Mai Văn Thương ở ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình cũng trồng 3 công nhãn xuồng cơm vàng mỗi năm thu lãi trên 150 triệu đồng. Anh cho biết: “Nhãn xuồng ít nhiễm sâu bệnh, không phun thuốc BVTV, tuy nhiên do cuống trái dễ rụng nếu có gió lớn, có thể phun thêm thuốc chống rụng trái để cây cho năng suất cao hơn. Bón phân lúc cây ra tượt, để cây cho tượt dài, nhiều nụ thì bón NPK 30-30-0, khi đậu trái thì bón 20-20-15. Quy trình này được tui sử dụng không thay đổi trong suốt nhiều năm canh tác".

Ông Ngô Ngọc Lãng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Bình cho biết, nhãn xuồng cơm vàng cùng với chôm chôm, bưởi da xanh là một trong ba cây trồng chủ lực quan trọng được địa phương chú trọng khuyến cáo bà con phát triển mạnh. Đặc biệt giống nhãn này không nhiễm bệnh chổi rồng, giá cả luôn ổn định...

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.