| Hotline: 0983.970.780

Trồng ngô sinh khối: Mũi tên trúng nhiều đích

Thứ Năm 31/12/2020 , 08:30 (GMT+7)

Ngô sinh khối là một khái niệm mới lạ với nông dân Vĩnh Quang. Khi triển khai mô hình, họ rất phân vân về kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế.

Trồng ngô sinh khối giải quyết vấn đề thức ăn xanh cho vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế, giúp nông dân làm quen các mối liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Võ Dũng.

Trồng ngô sinh khối giải quyết vấn đề thức ăn xanh cho vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế, giúp nông dân làm quen các mối liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Võ Dũng.

Vụ đông 2020-2021, nông dân xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) trồng 40 ha ngô sinh khối, giống NK7328, CP333. Bước đầu mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Dẫn chúng tôi đi thăm xứ đồng Mổ Lội, nơi có trên 40 ha ngô sinh khối sắp đến ngày thu hoạch, ông Phạm Văn Thụ, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Quang cho biết, trước đây cánh đồng này trồng 2 vụ lúa và 1 vụ ngô lấy hạt. Bà con thường thu hoạch ngô khi hạt chưa đủ già để dành thời gian làm đất làm vụ xuân. Vì vậy, năng suất ngô lấy hạt chỉ đạt khoảng 2,3 tạ/sào (500m2 – PV), tính ra lãi khoảng 500 nghìn đồng/sào.

Hợp tác xã Vĩnh Quang đang tìm hướng đi để tăng hiệu quả kinh tế cho cây trồng vụ đông trên đất 2 lúa thì đúng lúc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đặt vấn đề triển khai mô hình sản xuất ngô sinh khối.

Bản thân ông Thụ cũng phân vân bởi nông dân Vĩnh Quang chỉ quen với việc sản xuất ngô lấy hạt, phụ phẩm phục vụ chăn nuôi. Nhưng khi được tập huấn, nông dân và hợp tác xã đã hồ hởi tham gia.

Kết quả, sau 84 ngày kể từ lúc gieo hạt, đến thời điểm này, ngô đã vào thời kỳ chín sáp, có thể thu hoạch.

Theo ông Thụ, trồng ngô sinh khối đạt được nhiều mục tiêu. Thứ nhất, tận dụng được thời gian rỗi đất giữa vụ hè thu và vụ xuân năm sau. Thứ hai, ngô sinh khối là nguồn thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông và có thể liên kết để tìm đầu ra. Thời gian sinh trưởng của ngô sinh khối ngắn, đủ để kịp sản xuất vụ xuân. Trong vụ đông, trồng ngô sinh khối hiệu quả cao hơn trồng ngô lấy hạt.

“Trồng ngô sinh khối, thời gian được rút ngắn khoảng 20 ngày so với trồng ngô lấy hạt nên vẫn kịp sản xuất vụ xuân. Ngô sinh khối cho năng suất 2,5-2,6 tấn/sào (50-52 tấn/ha), nông dân có thể thu về trên dưới 2,5 triệu đồng/sào. Tính ra, hiệu quả ngô sinh khối cao hơn ngô lấy hạt từ 25-30%” – ông Thụ chia sẻ.

Tến sỹ Hoàng Tuyển Phương, Trưởng phòng Tư vấn chuyển giao công nghệ và Khuyến nông thuộc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, chủ nhiệm của dự án cho biết, dự án đã thu được những thành công nhất định.

Tến sỹ Hoàng Tuyển Phương (phải), Trưởng phòng Tư vấn chuyển giao công nghệ và Khuyến nông thuộc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông kiểm tra mô hình ngô sinh khối tại xã Vĩnh Quang. Ảnh: Võ Dũng.

Tến sỹ Hoàng Tuyển Phương (phải), Trưởng phòng Tư vấn chuyển giao công nghệ và Khuyến nông thuộc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông kiểm tra mô hình ngô sinh khối tại xã Vĩnh Quang. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa khuyến khích trồng ngô sinh khối

Vụ đông 2020-2021, UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ 3 triệu đồng/ha đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu ngô sinh khối. Qua đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đa phần diện tích ngô sinh khối được liên kết với các trang trại bò sữa TH và Vinamilk.

Bước đầu, nông dân được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc làm sao để ngô sinh khối cho năng suất cao. Thông qua mô hình, nông dân cũng dần làm quen với việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Ông Phương cho biết thêm, trong vụ đông 2020-2021, dự án đã triển khai mô hình trồng ngô sinh khối tại Thanh Hóa (40 ha), Nam Định (30 ha), Hà Giang (15 ha), Sơn La (40 ha)... Dự án hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân tham gia mô hình và một phần chi phí giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đến thời điểm này, hầu hết các mô hình do dự án triển khai đều cho năng suất trên 50 tấn ngô sinh khối/ha, hiệu quả kinh tế rõ rệt.

“Dự án triển khai chưa được nhiều vì nguồn vốn có hạn. Nhưng cái được nhất là việc triển khai mô hình đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao, mở ra cho nông dân một hướng đi mới trong sản xuất vụ đông. Thông qua các mô hình, nông dân và ngành nông nghiệp địa phương sẽ xây dựng được các mối liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm” – ông Phương chia sẻ.

Riêng tại tỉnh Thanh Hóa, ngoài diện tích dự án triển khai, theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, diện tích ngô sinh khối vụ đông 2020-2021 đạt 700 ha, tăng 200 ha so với vụ đông 2019-2020, tập trung tại các huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành, Thường Xuân, Vĩnh Lộc... Dự tính, năm 2021, diện tích ngô sinh khối tại tỉnh Thanh Hóa sẽ vượt so với năm 2020.

  • Tags:
Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.