| Hotline: 0983.970.780

Trồng nấm vua mùa nắng nóng thu nhập cao

Chủ Nhật 07/07/2019 , 09:41 (GMT+7)

Với mô hình cung cấp phôi giống và bán nấm thương phẩm, mỗi năm gia đình chị Hải có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ghé thăm trại nấm của chị Nguyễn Thị Hải ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị trong một ngày nắng nóng đầu tháng 7, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên với giống nấm mới mà chị đưa vào trồng.

Thoạt nhìn qua thì nó trông như những chiếc ô, vươn lên từ mặt đất. Dẫn chúng tôi đi tham quan, chị Hải vui vẻ cho biết, đây là giống nấm vua (hoàng đế), còn có tên gọi khác là nấm milky. Chị là người đầu tiên trong tỉnh đưa vào trồng thử nghiệm và đã thành công.

Chị Hải giới thiệu quy trình sản xuất nấm hoàng đế.

Năm 2004, chị bắt đầu bén duyên với nghề trồng nấm, ban đầu chỉ là một ô trại nhỏ sản xuất nấm sò, đến nay chị đã mở rộng khu trại nấm của gia đình lên 300 m2 và trồng thêm nhiều loại nấm khác như mộc nhĩ, linh chi, và gần đây là nấm hoàng đế.

Chị Hải cho biết, đối với mỗi loại giống nấm đều có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau, nhưng để có được sản lượng nấm đạt chất lượng cao thì quan trọng nhất là khâu chọn giống, sau đó là cách ủ nguồn nguyên liệu, nguyên liệu phải được lựa chọn kĩ càng, sạch sẽ chất lượng nấm mới đạt, năng suất sẽ cao hơn.

Mỗi năm gia đình chị trồng từ 40.000 - 50.000 bịch nấm sò, 5.000 bịch nấm mộc nhĩ, 6.000 bịch nấm linh chi, và đặc biệt năm 2019 chị đưa vào trồng 2.000 bịch giống nấm hoàng đế.

Chị Hải cho biết, tuy gia đình có trại trồng nấm khá lớn trong vùng nhưng đến mùa nắng nóng thì việc sản xuất nấm phải giảm số lượng, làm cầm chừng, đôi khi phải tạm nghỉ do nắng nóng kéo dài nấm sò và nấm mộc nhĩ ít ra, nên không mang lại hiệu quả.

Sau khi tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông thấy nấm hoàng đế có dải nhiệt độ và độ ẩm tương đối rộng, có khả năng phù hợp với điều kiện khí hậu tại tỉnh Quảng Trị trong mùa nắng nóng, chị Hải đã mạnh dạn liên hệ với trại nấm ở tỉnh Thái Bình, tìm ra học hỏi kinh nghiệm trồng nấm hoàng đế.

Với những kiến thức đã học hỏi được, hiện chị đã tự sản xuất phôi nấm và thực hiện trồng để cung cấp cho thị trường. Chị Hải cho biết quy trình trồng nấm hoàng đế khá đơn giản, chi phí đầu tư thấp.

Gia trại nấm của chị Hải.

Chị Hải cũng cho biết thêm, việc chăm sóc nấm hoàng đế cũng không quá khó khăn, trong quá trình trồng chúng ta không cần phải bón thêm phân hay dùng thuốc hóa học. Quá trình nuôi nấm cần tránh gió lùa và ánh sáng trực tiếp, khi tưới nước thì tưới dạng phun sương, ngày 2 lần, tưới ướt bề mặt.

Chị luôn tuân thủ các quy trình sản xuất, chế biến nấm theo hướng an toàn từ khâu trồng cấy nấm, chăm sóc tưới bằng nước sạch, vệ sinh lán trại sạch sẽ hằng ngày.

“Nấm hoàng đế có kích thước rất lớn, chiều cao tối đa có thể lên đến 20 cm, thông thường 1 bịch nấm từ 1,2 – 1,4 kg sẽ cho ra thu hoạch khoảng 0,7 – 1kg nấm tươi. Khi thu hoạch nấm phải lấy hết chân nấm, thu từng tai nấm trưởng thành, những tai nấm nhỏ để lại thu hoạch sau.

Quá thể bị chết và chân nấm cũ phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh gây mốc. Tôi thu hoạch đến đâu thì bán đến đó, với giá từ 60.000 – 70.000 đồng/kg. Loại nấm này thịt chắc, dày, thơm, ngọt, có chất lượng hơn hẳn so với các loại nấm khác nên được mọi người ưa chuộng”, chị Hải cho hay.

Theo chị Hải, trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác, thị trường nấm luôn ổn định. Hiện nay, ngoài bán nấm thương phẩm chị Hải còn tự sản xuất phôi nấm giống, để bán cho các hộ trồng nấm khác.

“Nguyên liệu chính để làm phôi nấm là mùn cưa, rơm rạ, bông hạt. Bịch nấm được đóng từ 1,2 - 1,4kg, cấy giống trong bịch ươm sợi từ 35 - 40 ngày. Sau khi những sợi nấm đã ăn trắng bề mặt bịch, các bịch nấm sẽ được rạch bịch, tháo bao ni long bên ngoài và đưa đi xếp vào khay hoặc luống và được phủ kín bằng đất sét phơi khô. Kể từ ngày phủ đất khoảng 10 -15 ngày nấm hoàng đế sẽ ra quả thể. Từ lúc nấm non nhú ra đến lúc thu hoạch kéo dài từ 5 - 10 ngày. Mỗi bịch nấm sẽ cho thu hoạch trong khoảng 2 - 2,5 tháng”, chị Hải nói.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.