| Hotline: 0983.970.780

Trồng lại rừng bằng các loài cây bản địa, cây gỗ lớn

Chủ Nhật 15/12/2024 , 10:19 (GMT+7)

Các địa phương, chủ rừng cần lựa chọn các loài cây trồng phù hợp, giá trị kinh tế cao, chu kỳ ngắn, kết hợp trồng lại rừng bằng loài cây bản địa, cây gỗ lớn.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Chẽ dọn dẹp rừng bị gãy đổ. Ảnh: Nguyễn Thành.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Chẽ dọn dẹp rừng bị gãy đổ. Ảnh: Nguyễn Thành.

Bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh, ước tính trên 6.400 tỷ đồng với hơn 117.000ha rừng bị gãy đổ từ 30-100%. Để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm khôi phục sản xuất lâm nghiệp, tỉnh đã có nhiều chính sách, chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện việc rà soát, kiểm đếm, lập danh sách hỗ trợ, giúp người dân, các công ty lâm nghiệp tận thu diện tích rừng trồng, thu dọn hiện trường phòng chống cháy rừng mùa hanh khô.

Ba Chẽ là một trong những địa phương có diện tích rừng bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão số 3, với trên 18.600ha, hơn 3.400 hộ dân, đơn vị, công ty lâm nghiệp bị ảnh hưởng, trong đó chủ yếu là cây keo có độ tuổi từ 2 đến 6 năm bị gãy đổ; ước thiệt hại khoảng 550 tỷ đồng.

Nhiều hộ gia đình có diện tích thiệt hại lớn, hiện việc thuê nhân công gặp khó khăn, không thể thực hiện tận thu cây gãy đổ dẫn đến nguy cơ mất trắng khi thời tiết ngày càng hanh khô.

Cùng với việc chủ động của các chủ rừng, cấp ủy, chính quyền huyện Ba Chẽ triển khai kế hoạch giúp các hộ trồng rừng và các công ty lâm nghiệp dọn vệ sinh, khai thác tận thu gỗ rừng bị gãy đổ.

Theo ông Khiếu Anh Tú, Phó Chủ tịch UBND Ba Chẽ, huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo các xã rà soát, thống kê lập hồ sơ hỗ trợ theo Quyết định 1568/QĐ-UBND của UBND tỉnh; tổ chức họp hướng dẫn các xã, thị trấn lập hồ sơ hỗ trợ đối với các gia đình trồng rừng để sớm khôi phục lại sản xuất.

Tính đến nay, huyện đã nhận được giấy báo của 2.530 hộ có diện tích rừng bị thiệt hại với 14.125ha. Trong đó, các địa phương trên địa bàn huyện đã rà soát, kiểm đếm, thẩm định đối với trên 3.300ha của gần 700 hộ gia đình; lập hồ sơ hỗ trợ đợt 1 đối với gần 2.600ha của 606 hộ.

Người trồng rừng tận thu keo sau bão số 3. Ảnh: Nguyễn Thành.

Người trồng rừng tận thu keo sau bão số 3. Ảnh: Nguyễn Thành.

Các diện tích bị thiệt hại từ 30-70% là 882ha, trên 70% là hơn 1.700ha với dự kiến kinh phí hỗ trợ khoảng 8,6 tỷ đồng. Đối với 1.924 hồ sơ với 11.636ha còn lại, huyện tiếp tục chỉ đạo các phòng chuyên môn giải quyết thủ tục, hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.

Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, kiểm đếm chính xác, khách quan, đảm bảo quyền lợi cho người dân; đề nghị các đơn vị thu mua gỗ hỗ trợ tích cực người dân, các công ty chế biến lâm sản nâng cao năng lực sản xuất, tăng sản lượng trong việc thu mua gỗ và tránh tình trạng ép giá.

Ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, cho biết, trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân về công tác PCCC rừng, tự giác dọn dẹp, thu dọn rừng, chủ động làm đường băng cản lửa, xử lý thực bì bảo đảm quy định, tránh cháy tràn lan, thụ động… Đồng thời hoàn thiện việc phân vùng nguy cơ cháy rừng và phương án PCCC rừng đồng bộ từ cấp xã đến cấp tỉnh.

Sở chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tăng cường lực lượng cho các vùng trọng điểm về nguy cơ cháy rừng để triển khai hiệu quả phương án PCCC rừng sau bão số 3. Đặc biệt chú ý tăng cường tuần tra, kiểm tra; hướng dẫn triển khai các phương án; hỗ trợ công tác chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra. Cùng với đó tổ chức lực lượng, dụng cụ, thiết bị thường trực 24/24h sẵn sàng, chủ động ứng phó, xử lý các tình huống cháy rừng nếu xảy ra.

Quảng Ninh nhanh chóng triển khai các giải pháp để khôi phục những cánh rừng. Ảnh: Nguyễn Thành.

Quảng Ninh nhanh chóng triển khai các giải pháp để khôi phục những cánh rừng. Ảnh: Nguyễn Thành.

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT tham mưu cho tỉnh và định hướng cho các địa phương, các chủ rừng sớm lựa chọn các loài cây trồng phù hợp có giá trị kinh tế cao, chu kỳ ngắn, kết hợp với trồng lại rừng bằng các loài cây bản địa, cây gỗ lớn. Sở hợp tác với các cơ sở về giống cây để đảm bảo về số lượng, chất lượng cây giống; tham mưu UBND tỉnh làm việc với các doanh nghiệp về thu mua gỗ bảo đảm về giá cả, lượng mua để người dân trồng rừng giảm bớt thiệt hại, khó khăn.

Đặc biệt, Sở đã phối hợp với các đơn vị tham mưu UBND tỉnh Quảng Ninh làm việc với các ngân hàng, tổ chức tín dụng có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức hoạt động lĩnh vực lâm nghiệp; tham mưu UBND tỉnh thu hút các nguồn lực từ các quỹ, dự án phù hợp để tạo nguồn lực tái thiết rừng; nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu ngành NN-PTNT tỉnh, trong đó ưu tiên nhiều cho ngành lâm nghiệp trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.