Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Ba, 6/5/2025 20:57 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Trồng kiệu nỗ lực vượt nắng nóng

Thứ Bảy 24/08/2019 , 14:00 (GMT+7)

Xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa có tổng diện tích trồng kiệu trên 20 ha. Vào đầu tháng 7 âm lịch hàng năm, nông dân bắt đầu xuống giống cây kiệu.

Tuy nhiên tháng 7 năm nay, nắng nóng kéo dài, người nông dân chỉ chờ mưa để xuống giống kiệu nhưng vẫn không thấy trận mưa nào. Người dân buộc phải tìm mọi cách để tìm nguồn nước ít ỏi nhằm xuống giống kiệu cho kịp thời vụ và hy vọng sẽ đón được cơn mưa vàng để cây kiệu phát triển tiếp trong thời gian tới.

Để xuống được giống kiệu trong thời điểm này, họ đã phải đào những giếng to tại ruộng kiệu, chi phí đào giếng để có nước trong vụ này rất cao, từ 80 - 100 triệu đồng nhưng không biết chắc chắn có đủ lượng nước để tưới cho ruộng kiệu suốt thời gian phát triển hay không nếu nắng nóng cứ kéo dài. 

Nông dân Cam An Nam sử dụng lá mía đã hoai mục để phủ lên những luống kiệu.

Bên cạnh đó, người nông dân cũng tận dụng lá mía sẵn có ở địa phương, để hoai mục ngoài thời tiết tự nhiên hơn 1 tháng, sau đó sử dụng lá mía này phủ lên lớp đất đã gieo kiệu. Việc phủ bằng lá mía giúp ruộng kiệu giữ được ẩm, tránh thất thoát hơi nước, vừa giúp cây kiệu phát triển tốt hơn, vừa giảm được sự phát triển của nấm bệnh gây hại rễ và củ kiệu.

Trước thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, với vùng đất không chủ động nước tưới như xã Cam An Nam, người nông dân nơi đây đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình khuyến nông, các lớp tập huấn, từ đó mạnh dạn, đưa nhiều cây trồng chịu hạn, phù hợp với thổ nhưỡng như cây kiệu, cây mãng cầu na, cây ớt… vào canh tác, đầu tư áp dụng kỹ thuật trồng tiến bộ nhằm từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế trên mảnh đất của mình.

Trạm Khuyến CNLN huyện Cam Lâm, Khánh Hòa

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Bài toán nhân lực ngành thú y: [Bài 3] Đào tạo đi sâu vào 'chất'

Đào tạo nhân lực ngành thú y cần tập trung vào chất chứ không chỉ đi vào lượng. Thú y cũng cần được đào tạo chuyên khoa sâu như y khoa phục vụ con người.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Người đàn bà khóc cùng lúa lai

Ấn tượng của tôi về bà là những dịp trình bày trước hội nghị của Bộ, bà thường khóc khi kể về nỗi truân chuyên của nghề sản xuất lúa lai.

Xuất khẩu thủy sản tháng 4/2025 thu về 850 triệu USD

Xuất khẩu thủy sản tháng 4/2025 tăng trưởng ở nhiều thị trường trọng điểm, song chịu áp lực tại Mỹ do chính sách thuế và cạnh tranh từ các nguồn cung khác.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.