| Hotline: 0983.970.780

Trồng dưa lưới trong nhà màng ít rủi ro, thu hồi vốn nhanh

Thứ Sáu 26/11/2021 , 10:00 (GMT+7)

HÀ TĨNH HTX Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã chuyển từ trồng dưa theo quy trình truyền thống sang dưa lưới trong nhà màng cho thu nhập cao và ổn định, ít rủi ro.

Nhiều thành viên của HTX Bắc Sơn đã có thu nhập cao, ổn định hơn trước nhờ trồng dưa lưới trong nhà màng. Ảnh: Phú Hòa.

Nhiều thành viên của HTX Bắc Sơn đã có thu nhập cao, ổn định hơn trước nhờ trồng dưa lưới trong nhà màng. Ảnh: Phú Hòa.

Những năm trước, dưa lưới đã được nông dân xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trồng. Tuy nhiên, do canh tác theo phương thức truyền thống nên năng suất, chất lượng thấp. Từ năm 2020, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn (HTX Bắc Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn) đã thành lập Tổ hợp tác dưa lưới để hỗ trợ các thành viên từ quy trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Đến năm 2021, HTX tiếp tục thành lập Hội quán dưa lưới để các thành viên trao đổi, đúc rút kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong sản xuất, xây dựng thương hiệu. Từ chỗ chỉ có 9 nhà màng, đến nay HTX đã thu hút được 27 thành viên với 36 nhà màng trên diện tích gần 2 ha.

Sơ chế, đóng gói dưa lưới tại HTX Bắc Sơn. Ảnh: Phú Hòa.

Sơ chế, đóng gói dưa lưới tại HTX Bắc Sơn. Ảnh: Phú Hòa.

Ông Trần Văn Đàn ở thôn Xuân Sơn, thành viên của HTX cho biết: Trồng dưa lưới trong nhà màng, mặc dù vốn đầu tư ban đầu tương đối cao nhưng bù lại cho thu nhập ổn định, giá trị kinh tế cao. Thời gian sinh trưởng của cây dưa lưới tương đối ngắn, có thể canh tác 2 - 3 vụ/năm nên khả năng thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhanh. Nhờ áp dụng tốt khoa học kỹ thuật nên dưa lưới của gia đình ông sinh trưởng, phát triển tốt. Ngay vụ dưa lưới đầu tiên, gia đình ông đã thu về trên 90 triệu đồng.

Ông Nguyễn Tiến Phúc, một thành viên khác của HTX trước đây cũng canh tác theo phương thức truyền thống nên năng suất, chất lượng thấp. Sau khi nhận thấy các thành viên trong tổ HTX trồng dưa lưới trong nhà màng có lợi nhuận cao, ông đã quyết định đầu tư xây dựng 500m² nhà màng để trồng dưa lưới.

Đầu năm 2021, ông bắt đầu xuống giống vụ dưa lưới đầu tiên với 2 loại dưa vàng và dưa xanh. Vụ thu hoạch đầu tiên, mặc dù có chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khó khăn tiêu thụ, nhưng sau khi trừ chi phí gia đình ông vẫn lãi ròng hơn 45 triệu đồng. 

Đầu tư trồng dưa lưới trong nhà màng cao, nhưng thu hồi vốn nhanh. Ảnh: Phú Hòa.

Đầu tư trồng dưa lưới trong nhà màng cao, nhưng thu hồi vốn nhanh. Ảnh: Phú Hòa.

Dưa lưới rất mẫn cảm với thời tiết, côn trùng gây hại nên việc chăm sóc đòi hỏi cẩn thận, tỉ mỉ. Do vậy, dưa lưới của HTX Bắc Sơn được trồng với quy trình chăm sóc hết sức nghiêm ngặt. Quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống, gieo hạt, chăm sóc, theo dõi quá trình sinh trưởng cho đến khi thu hoạch.

Đặc biệt, dưa lưới của HTX được trồng trong nhà màng công nghệ cao, không chỉ giúp cách ly với côn trùng gây bệnh, sự biến đổi thất thường và khắc nghiệt của thời tiết mà còn có thể chủ động chế độ dinh dưỡng. 

Hiện dưa lưới của HTX được tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh và một số thị trường lớn trong cả nước. Với mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, dưa lưới của HTX thu hoạch đến đâu hết đến. Được biết, ngay vụ đầu tiên, HTX thu được khoảng 40 tấn dưa, thu về trên 800 triệu đồng.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

31 con lợn chết bất thường, Lâm Đồng siết chặt phòng dịch

Lâm Đồng siết chặt phòng chống dịch sau khi phát hiện đàn lợn chết bất thường tại xã Bảo Lâm 1, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất