| Hotline: 0983.970.780

Trồng dâu tây ở Nhật Bản

Thứ Hai 07/05/2012 , 11:20 (GMT+7)

Trang trại dâu tây, nhìn từ bên ngoài, với các nhà kính mái lợp vật liệu nhựa trong suốt cũng chẳng khác là bao các khu trồng rau màu trên Đà Lạt hay Sa Pa.

Trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ với khoảng 2% dân số là nông dân. Tuy vậy, hiện khu vực nông nghiệp cũng được người Nhật  tập trung trí tuệ và sức lực để làm nên nhiều kỳ tích đáng nể. Bài viết này đề cập đến mô hình trồng dâu tây trong nhà kính để phục vụ tham quan, du lịch ở ngoại ô Tokyo.

Phải vất vả liên lạc rất nhiều chủ vườn, cuối cùng anh Takahashi Sasaki mới bố trí được giúp đoàn du khách Việt Nam đến tham quan vườn dâu tây Utsumi thuộc thị trấn Atsugi, quận Kanagawa, cách thủ đô Tokyo 100 km về phía Tây. Dịp cuối tháng 3 là mùa nghỉ xuân, nên học sinh nhiều trường phổ thông ở Tokyo cũng như nhiều “tua” du khách nước ngoài đến Nhật ngắm hoa anh đào, tranh thủ ra ngoại ô chơi đã đặt kín chỗ từ trước.

Đoàn chúng tôi đến nơi khi tiết trời đầu xuân lất phất mưa, không khí còn đầy hơi lạnh lưu lại từ cuối mùa đông chưa kịp xua đi, nhưng cả nhà Utsumi, gồm 5 người từ trẻ đến già đã cầm ô ra đón tận cổng với những nụ cười luôn tươi tắn ở trên môi. Trông các bác nông dân già người Nhật, thấy toát lên vẻ gần gũi lạ thường không khác với các lão nông nước Việt.

Trang trại dâu tây, nhìn từ bên ngoài, với các nhà kính mái lợp vật liệu nhựa trong suốt cũng chẳng khác là bao các khu trồng rau màu trên Đà Lạt hay Sa Pa của Việt Nam. Khách tham quan ngoài việc được tận mắt nhìn ngắm thoải mái những trái dâu tây chín đỏ, ngọt lành, còn được tự do hái và thưởng thức dâu tây trong thời gian nửa giờ đồng hồ.


Du khách thưởng thức dâu tại vườn

Vào tới vườn dâu, du khách được phát mỗi người một cái khay nhựa có 2 ngăn, một ngăn đựng sữa để chấm dâu, ngăn kia để đựng cuống dâu. Dâu tây không trồng dưới đất, mà được bứng lên trồng vào các luống phủ nhựa kín, định vị trên các giàn kim loại, cao khoảng 1,2 mét, vừa tầm người thăm thú và hái dâu.

Nền của khu nhà kính cũng được lót các tấm cao su phẳng phiu, sạch sẽ, không thấy hở chút đất nào để tiện cho việc đi lại của du khách. Trong vườn, cả nhà nông dân Utsumi trở thành hướng dẫn viên du lịch, họ niềm nở giới thiệu với khách cách trồng và chăm sóc dâu, tận tình trả lời từng câu hỏi du khách quan tâm.

Bạn còn giật mình khi biết có những loại dâu tây, như giống Benihope (nghĩa tiếng Việt là má đỏ) quý hiếm có giá khoảng 9.600 yên (khoảng gần 2,5 triệu đồng Việt Nam) cho mỗi quả đỏ mọng, to gần bằng quả trứng ngỗng. Ngành nông nghiệp kết hợp với du lịch hàng năm đem lại lợi ích đáng kể cho người nông dân Nhật Bản.

Trên các luống dâu, lủng lẳng, chi chít những quả dâu to đều như những quả trứng gà quê, màu đỏ chót, mỡ màng, nhìn thật thích mắt. Có đủ cả quả chín, quả non và hoa, mỗi lứa trồng như vậy, chỉ với 5 gian nhà kính, gia đình Utsumi có thể phục vụ du khách trong khoảng 6 tháng liên tục.

Khi chúng tôi hỏi về cách chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh, bác Kimura, nông dân phụ trách ở đây vạch lớp màng nhựa màu đen phủ trên các luống dâu tây, chỉ cho chúng tôi thấy hệ thống vòi phun nằm trên mặt luống dùng để cấp nước, chất dinh dưỡng và khoáng chất để giúp dâu chống lại sâu bệnh.


Cận cảnh một luống dâu

Thực ra, do dâu được trồng trong nhà kính, nên hầu như không có sâu bệnh. Du khách Nhật Bản và nước ngoài đều hái dâu từ các luống đó, ăn trực tiếp tại vườn, không cần phải rửa mà cũng chẳng lo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…

Giá mỗi vé vào tham quan vườn và ăn dâu tây thoải mái trong 30 phút là 1.400 yên Nhật (tương đương khoảng 360 ngàn đồng Việt Nam). Nghe thì cao nhưng sẽ thấy bình thường nếu biết mọi thứ ở Nhật đều đắt gấp khoảng 8 đến 10 lần ở Việt Nam. Ví như một khay nhỏ đựng 10 quả dâu tây bán ở cửa hàng tại Tokyo có giá 500 yên.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất