| Hotline: 0983.970.780

Trầm lắng thị trường giống thủy sản

Thứ Ba 03/08/2021 , 07:00 (GMT+7)

Nhu cầu thả nuôi giảm, khiến các cơ sở sản xuất giống thủy sản trầm lắng.

Hằng năm, vào thời điểm vào mùa mưa (từ tháng 6 - 9), sức mua các loại cá giống trên thị trường TP Cần Thơ tăng rất mạnh do người dân có nhu cầu mua cá giống để thả nuôi trên ruộng trong mùa lũ. Ðồng thời, tận dụng các ao, mương và diện tích mặt nước sẵn có để phát triển các mô hình nuôi thủy sản nhằm cải thiện bữa ăn gia đình và tăng thêm thu nhập.

TP. Cần Thơ có 121 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản các loại. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

TP. Cần Thơ có 121 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản các loại. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tuy nhiên năm nay, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, các cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt không sản xuất quy mô lớn như mọi năm trước mà chỉ sản xuất cầm chừng làm cho thị trường cá giống khá trầm lắng. Hiện giá cả và sức mua nhiều loại cá giống đang giảm mạnh từ 5.000-30.000 đồng/kg tùy vào từng mặt hàng cá giống nhưng vẫn ít người mua.

Ông Phan Doãn Tặng, chủ cơ sở sản xuất cá giống ở ấp Tân Lợi 1, phường Tân Hưng, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ cho biết: Sức mua nhiều loại cá giống đang giảm khoảng 40-50% so với cùng kỳ năm trước. Bởi vì người mua e ngại ra đường sợ dịch bệnh, trong khi đó nước lũ năm nay chưa về nên người dân cũng chưa mạnh dạng mua cá giống về thả nuôi trong ao, mương hay ruộng lúa của họ.  

Cơ sở ông Tặng trước đây có 7-9 công nhân thực hiện các khâu sản xuất giống và chạy xe đi giao cá giống cho khách hàng ở các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, nay chỉ còn 2 công nhân làm việc. 

“Hiện cơ sở chúng tôi sản xuất chủ yếu các loại cá như cá điêu hồng, chép, lóc, rô phi, mè, cá trê, tai tượng, thát lát, chim trắng…, mỗi thứ vài ngàn con. Chúng tôi rất mong tình hình dịch bệnh Covid-19 sớm được khống chế để sức mua phục hồi trở lại” ông Tặng nói.

Sức mua nhiều loại cá giống đang giảm khoảng 40-50% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sức mua nhiều loại cá giống đang giảm khoảng 40-50% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Tân Khoa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH giống thủy sản Hưng Phú, quận Cái Răng TP. Cần Thơ cho biết: Cách đây 2 tháng, số lượng tôm giống được doanh nghiệp sản xuất và cung ứng ra thị trường đã tăng khoảng 20-30% so với các năm trước.

Tuy nhiên từ khi thực hiện giãn cách xã hội, việc vận chuyển tôm giống xuống khách hàng ở các tỉnh như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau… đang gặp khó khăn.

Trong khi đó nhu cầu thực sự nuôi của bà con nông dân ở các tỉnh đang cần rất lớn, nhất là giống tôm càng xanh. Sản phẩm tôm giống của công ty không chỉ tiêu thụ mạnh tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước mà những năm qua tôm giống càng xanh còn được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

Ông Khoa nhận định thêm, những năm gần đây, tôm càng xanh đã được người dân ĐBSCL phát triển nuôi nên nhu cầu mua con giống tăng, đặc biệt là con giống tôm càng xanh toàn đực, do nuôi mau lớn, chất lượng thịt tốt và bán được giá cao so với nuôi giống tôm lẫn lộn giữa tôm đực và tôm cái.

Bà Nguyễn Thị Lê Hoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ cho biết: Hiện toàn thành phố có 121 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bao gồm các đối tượng tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá thát lát…

Theo các doanh nghiệp sản xuất tôm giống càng xanh ở TP Cần Thơ, hiện việc vận chuyển tôm giống đang gặp khó khăn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo các doanh nghiệp sản xuất tôm giống càng xanh ở TP Cần Thơ, hiện việc vận chuyển tôm giống đang gặp khó khăn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

TP Cần Thơ là một trong những địa phương có diện tích sản xuất cá giống nước ngọt khá lớn, nhiều loại cá giống sản xuất tại đây không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của người dân tại chỗ mà còn được cung cấp cho nông dân tại nhiều tỉnh vùng ÐBSCL.

Theo bà Hoa, cá, tôm giống hiện đầu ra đang gặp khó vì tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp làm giá giảm mạnh. Trong khi nguồn cung nhiều loại cá giống rất dồi dào. Ðặc biệt, thời gian qua khi giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu và cá tra giống bị giảm thấp, người sản xuất cá tra giống không có lời nên đã chuyển đổi sang sản xuất các loại cá giống và thủy sản khác có đầu ra tốt hơn.

Từ đó góp phần làm nguồn cung con giống của nhiều loại cá nuôi nước ngọt tăng, giá bán giảm. Ngoài ra, do sức mua đang yếu và giá thức ăn chăn nuôi lại tăng cao, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh cá giống buộc phải giảm giá nhằm kích cầu để sớm bán được hàng.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất