| Hotline: 0983.970.780

Trà Vinh: Có giống lúa chịu mặn đến 5‰

Thứ Ba 02/04/2019 , 09:17 (GMT+7)

Đây là giống lúa độc nhất vô nhị tại Việt Nam do ông Lê Văn Chính, giám đốc HTX lúa giống 9 Táo LK (xã Song Lộc, H.Châu Thành, T.Trà Vinh) sưu tầm và lai tạo thành công.

Đây là giống lúa đầu tiên ở Việt Nam có thân và lá màu tím còn hạt thì dài, vàng ươm óng ánh, bóc vỏ hạt rất trắng.

Theo như chủ nhân của giống lúa này chia sẻ thì khả năng chịu mặn trên môi trường thử nghiệm, độ mặn 5‰, cây lúa vẫn phát triển bình thường, cho năng suất khá. Còn trong điều kiện nước ngọt, lúa cho năng suất tốt dao động từ 7-9 tấn/ha, tùy vụ.

Thu hoạch lúa Táo Tím 39 tại HTX Lúa giống 9 Táo LK

Ông Chính cho biết đã sưu tầm và thử nghiệm từ hơn ba năm nay, chọn được 3 dòng có năng suất khá cao và phẩm chất tốt để làm giống nhân rộng.Ông đã đặt tên cho các giống lúa này là Táo Tím 19, 29, 39. Ba dòng Táo Tím đều có những ưu điểm vượt trội, như Táo Tím 19 có hạt dài hơn giống lúa RVT, sinh trưởng từ 85-89 ngày. Táo Tím 29, hạt dài hơn giống Jasmine thời gian sinh trưởng từ 89-95 ngày. Táo Tím 39 hạt dài như VD 20, thời gian sinh trưởng từ 97-99 ngày. Tất cả ba dòng lúa đều thơm nhẹ và dẻo.

Như giống lúa Táo Tím 39 là giống lúa được ông Chính lai từ tổ hợp VD20, TV39 và tím Ấn Độ cho cây con có đặc tính thơm nhẹ, dẻo và năng suất kháng rầy nâu, đạo ôn, chịu mặn tốt lên đến 5‰. Mới vừa thu hoạch xong gần 10 công lúa Táo 39, ông Chính cho biết, năng suất được bình quân được 875/kg/công.

Còn 1 tuần nữa thu hoạch 5 công lúa Táo Tím 19, ông Lê Đức Tuấn ở ấp Hòa Hảo xã Phước Hảo, phấn khởi nói: “Tôi thấy lúa này sạ được đó, nhẹ phân hơn RVT. Lúa thơm thì có rầy, nhưng cũng bình thường như các giống khác. Dàn lúa tôi vụ này chắc cũng cỡ 700-800 kg/công à. Vậy là ngon rồi vì được cái nhẹ phân”.

Còn chị Trần Thị Thiết ở ấp 2 xã Ba Sao H. Cao Lãnh, T. Đồng Tháp cho biết: “Tôi đang sạ giống Táo Tím 39, nay được 47 ngày rồi. Thấy phân thì bình thường. Từ hồi sạ tới giờ không thấy bệnh đốm lá, đạo ôn gì hết, lá to như lá sả vậy đó. Dàn lúa rất cứng cáp tôi thấy rất yên tâm”.

Tuyển chọn lúa giống Táo Tím tại HTX 9 Táo LK

Được biết, hồi tháng 6/2018, giống lúa Táo Tím 19, 29, 39 đã được Cục Trồng Trồng Trọt chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới của ông Chính. Mới đây nhân chuyến công tác sơ kết Vụ ĐX và triển khai kế hoạch xuống giống vụ HT, ông Nguyễn Như Cường, Quyền cục trưởng Cục Trồng Trọt đã đến thăm giống lúa này tại HTX lúa giống 9 Táo LK. Ông Cường cho biết, giống lúa này có năng suất và phẩm chất gạo khá tốt, chống chịu mặn, sâu bệnh khá. Cục Trồng Trọt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để HTX lúa giống 9 Táo nói chung và các HTX lúa giống nói riêng có điều kiện phát triển các giống lúa chất lượng cao, thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất