| Hotline: 0983.970.780

TPHCM bối rối với bệnh Kawasaki trên trẻ!

Thứ Tư 06/01/2010 , 10:30 (GMT+7)

Nếu đưa trẻ đến bệnh viện quá trễ (sau 10 ngày) thì khả năng biến chứng viêm tắc và giãn mạch vành khá cao. Kawasaki thường xảy ra cho trẻ dưới 5 tuổi, đôi khi cũng đến với người lớn nhưng hiếm...

Hiện nay bệnh nhi bị “căn bệnh quái ác” - kawasaki ngày càng nhiều

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 (TPHCM) nhiều trẻ em vừa phải nhập viện khẩn cấp trong tình trạng sốt cao kéo dài, quầng mắt sưng đỏ tấy, lưỡi rộp lên những chấm đỏ như quả dâu tây – biểu hiện của căn bệnh hiếm Kawasaki. Bệnh này bùng phát mạnh ở khu vực châu Á vào mùa đông và xuân chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi…

Căn bệnh quái ác

Trao đổi với NNVN người nhà bệnh nhi Nguyễn Đức Hưng (15 tháng tuổi ở Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, lúc đầu cháu sốt cao cứ ngỡ tưởng bị viêm phế quản gây sốt nên gia đình đã đưa vào Bệnh viện Nhi Đồng Nai để chữa trị. Tại đây, các bác sỹ đo thân nhiệt lên tới 39- 40 độ. Điều đáng nói, dù làm rất nhiều động tác để hạ sốt nhưng bệnh của cháu Hưng không hề thuyên giảm mà trên da còn nổi nhiều mảng có nốt đỏ ửng, quầng mắt đỏ, tiêu chảy kéo dài…Sau gần 3 ngày sốt cao li bì dù đã làm nhiều xét nghiệm, các bác sỹ nghi bé bị viêm hô hấp và cũng có thể là Kawasaki. Theo đó, nếu để bệnh quá lâu khi da tay, da chân của bệnh nhi bị bong tróc mà chưa được chữa trị thì bệnh sẽ gây biến chứng suy tim, đột tử…Quá hoảng sợ, gia đình đã xin chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng I.

Còn chị Thanh Trúc- mẹ một bệnh nhân Thùy Trang (3 tuổi ở Quy Nhơn, Bình Định) cho biết, trước khi phát bệnh cháu hoàn toàn bình thường, nhưng chỉ sau một ngày đã sốt cao. Thấy vậy gia đình đưa đến khám tại một phòng mạch tư và được bác sỹ chẩn đoán là...sốt xuất huyết. Tuy nhiên, do cháu Trang bị sốt quá lâu mà không hạ sốt, da nổi ban đỏ, lưỡi rộp lên nhiều nốt đỏ, da tay bị bong tróc, bỏ ăn, khóc suốt ngày, khi chuyển lên bệnh viện tỉnh thì được các bác sỹ cho chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 1 vì nghi căn bệnh quái ác…kawasaki. Theo nhiều bác sỹ chuyên khoa, căn bệnh này nếu phát hiện muộn hầu hết bệnh nhi sẽ bị di chứng đến tim vô cùng nguy hiểm.

Chưa tìm ra nguyên nhân

PGS.TS Phạm Ngọc Đính - Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ: Bệnh Kawasaki thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhiều nhất là trẻ 1-2 tuổi và điều kỳ lạ là thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. Biểu hiện nguy hiểm của bệnh là gây phình động mạch vành hoặc dãn động mạch vành do hậu quả viêm mạch. Tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 0,1- 1% mà một nửa số tử vong này xảy ra trong vòng 2 tháng đầu của bệnh.

BS Vũ Minh Phúc: Cách đây 5 năm, bệnh viện chỉ tiếp nhận khoảng 10- 20 ca thì năm 2009, riêng Khoa Tim mạch, BV Nhi đồng 1 đã tiếp nhận và điều trị trên 100 ca mắc bệnh Kawasaki. Hiện nay đáng báo động là nhiều bậc phụ huynh do thiếu hiểu biết về bệnh nên chủ quan, đưa bệnh nhi đến viện quá muộn dễ gây nhiều biến chứng.

BS Vũ Minh Phúc - Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng I cho biết, Kawasaki là một bệnh viêm mạch máu cấp tính được bác sĩ Tomisaku Kawasaki phát hiện đầu tiên năm 1967. Đến nay, nguyên nhân gây ra căn bệnh vẫn chưa được khẳng định nhưng thống kê thế giới cho thấy tỷ lệ trẻ em châu Á nhiễm nhiều. Nếu đưa trẻ đến bệnh viện quá trễ (sau 10 ngày) thì khả năng biến chứng viêm tắc và giãn mạch vành khá cao. Kawasaki thường xảy ra cho trẻ dưới 5 tuổi, đôi khi cũng đến với người lớn nhưng hiếm.

Hiện nay bệnh Kawasaki chỉ được điều trị duy nhất bằng cách truyền liên tục dung dịch Gamma Globulin chỉ một liều (từ 10-20 chai – 50Ml/chai/1,3 triệu) từ 10 - 15 giờ. Đây là loại thuốc có giá tương đối cao, bình quân cứ 1 kg trọng lượng cơ thể thì chi phí chỉ riêng cho Gamma globulin là 1 triệu đồng. Mục đích của việc sử dụng Gamma globulin là để ngăn chặn bệnh gây biến chứng lên tim mạch cho trẻ.

Song song việc truyền dung dịch thì bệnh nhi phải uống thuốc Aspirin giúp hạ sốt, kháng viêm nhiễm, chống sưng. Đối với những trẻ dùng thuốc Gamma globulin thì cần tạm ngưng tiêm ngừa vắcxin phòng bệnh (sởi, quai bị, rubella, thủy đậu) ít nhất là 3-6 tháng kể từ khi truyền, bởi Gamma globulin đã làm suy giảm tác dụng của các loại vắcxin.

Ngoài ra, điều quan trọng nhất là việc phát hiện bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện sớm, vì nếu được điều trị trong vòng 10 ngày kể từ khi trẻ mắc bệnh Kawasaki thì mới có thể ngừa được các biến chứng ở tim. Sau 10 ngày thì hiệu quả ngăn ngừa biến chứng sẽ giảm xuống. Nếu bệnh đáp ứng tốt điều trị, thì khoảng 48 giờ sau điều trị, bệnh sẽ lui dần, trẻ hết sốt và có thể về nhà, không có vấn đề gì.

Xem thêm
Cẩn trọng với thông tin ăn nhiều thịt gà có thể tăng nguy cơ ung thư

Các nhà phản biện cho rằng, cần phân biệt thịt gia cầm tươi và sản phẩm chế biến, đồng thời chỉ rõ phương pháp nấu nướng trong khảo sát.

Văn hóa doanh nhân không thể chấp nhận các kiểu khôn vặt

Văn hóa doanh nhân ngày càng được xem trọng trong đời sống xã hội, vì quan hệ giữa người bán và người mua luôn ràng buộc lợi ích và trách nhiệm với nhau.

Sản nghiệp riêng sa sút làm sao góp tài sản chung hôn nhân?

Sản nghiệp riêng của mỗi người luôn là một yếu tố đáng cân nhắc kỹ lưỡng, khi mong muốn có được cuộc hôn nhân thực sự xứng đôi vừa lứa.

TP.HCM thêm một bệnh viện nhận chứng nhận Vàng đột quỵ thế giới

Ngày 10/5, Hội Đột quỵ Thế giới (WSO) trao chứng nhận Vàng trong hai quý liên tiếp năm 2025 cho Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.