| Hotline: 0983.970.780

Tỏi Lý Sơn được bao tiêu để sản xuất nước chấm

Thứ Năm 10/08/2023 , 16:49 (GMT+7)

Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài, ổn định tỏi Lý Sơn để phục vụ chế biến các sản phẩm nước chấm.

Với diện tích hơn 300ha, sản lượng tỏi (khô) bình quân 2.000 tấn/năm, tỏi Lý Sơn đã quen thuộc với người tiêu dùng. Tuy nhiên, tỏi Lý Sơn phần lớn chưa được chế biến sâu. Từ khi Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) dùng tỏi Lý Sơn để làm nguyên liệu chính trong chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm, tỏi Lý Sơn đã có bước ngoặc mới cả trong sản xuất lẫn tiêu thụ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (thứ 2 từ phải sang) trao đổi với lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi và các đơn vị cung ứng, chế biến tỏi Lý Sơn. Ảnh: Mỹ Hoa.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (thứ 2 từ phải sang) trao đổi với lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi và các đơn vị cung ứng, chế biến tỏi Lý Sơn. Ảnh: Mỹ Hoa.

Giám đốc Marketing cấp cao Masan Consumer Đinh Hồng Vân cho biết, nhiều người biết tỏi Lý Sơn qua tên gọi, hình ảnh chứ chưa có cơ hội thưởng thức. Với việc sử dụng 100% tỏi Lý Sơn trong chế biến các sản phẩm nước chấm, Masan Consumer không chỉ giúp người tiêu dùng trong và ngoài nước có cơ hội thưởng thức đặc sản của đảo tiền tiêu, mà còn nâng cao giá trị thương hiệu tỏi Lý Sơn.

Việc Masan Consumer kí kết hợp tác tiêu thụ dài hạn tỏi Lý Sơn cũng đã giúp người dân ổn định thu nhập, yên tâm sản xuất. Bà Mai Thị Giàu, thôn Tây An Hải (Lý Sơn, Quảng Ngãi) cho biết, từ khi có doanh nghiệp kí kết hợp đồng thu mua, giá tỏi luôn ở mức 110 - 120 nghìn đồng/kg, cuộc sống gia đình cũng ổn định hơn.

"Vụ tỏi vừa rồi, tôi chỉ sử dụng phân bón và thuốc vi sinh, không dùng các loại thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu. Cách làm này vừa giúp gia đình tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa bảo vệ sức khỏe bản thân, không gây ô nhiễm môi trường mà năng suất tỏi cũng tăng", bà Giàu phấn khởi.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn thu hoạch tỏi. Ảnh: Lê Khánh.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn thu hoạch tỏi. Ảnh: Lê Khánh.

Giám đốc Marketing cấp cao Masan Consumer Đinh Hồng Vân bày tỏ, thị trường xuất khẩu yêu cầu khắt khe về chế tài an toàn thực phẩm, nhất là các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng chất gây ô nhiễm... Nếu hàng hóa không đáp ứng thì có nguy cơ bị trả về hoặc tiêu huỷ tại chỗ, thiệt hại không chỉ là kinh tế mà hơn hết là uy tín.  

Chính vì vậy, nếu muốn tỏi Lý Sơn ổn định và vươn xa ra thị trường thế giới, ngoài chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu bài bản, cần phải thay đổi khâu sản xuất theo quy trình an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn GlobalGAP, HACCP…

Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, bà Phạm Thị Hương cho rằng, để giải quyết bài toán trên, việc đầu tiên phải làm ngay là nông dân thay đổi thói quen sản xuất, chính quyền địa phương gấp rút quy hoạch vùng trồng đủ điều kiện để được cấp mã số nhằm đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, huyện cũng ưu tiên nguồn lực và thu hút nhà đầu tư hệ thống logistics, hạ tầng vùng sản xuất chuyên canh tỏi an toàn, thân thiện với môi trường gắn với du lịch sinh thái, cộng đồng...

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.