| Hotline: 0983.970.780

Thương lái tấp nập thu mua sầu riêng Khánh Sơn

Thứ Hai 25/07/2022 , 06:21 (GMT+7)

KHÁNH HÒA Sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) bước vào vụ thu hoạch, thương lái tấp nập về tận vườn thu mua đẩy giá lên cao, nông dân phấn khởi.

Những ngày này, vùng trồng sầu riêng ở miền huyện núi Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã bước vào vụ thu hoạch. Thương lái khắp nơi tấp nập đổ về thu mua sầu riêng khiến không khí nơi đây trở nên nhộn nhịp, nông dân phấn khởi vì bán được giá.

Vụ sầu riêng Khánh Sơn năm nay thương lái tấp nập đổ về thu mua nên có sự cạnh tranh về giá. Ảnh: AQ.

Vụ sầu riêng Khánh Sơn năm nay thương lái tấp nập đổ về thu mua nên có sự cạnh tranh về giá. Ảnh: AQ.

Anh Yến, một người trồng sầu riêng ở thôn Liên Hòa, xã Sơn Bình cho biết, vụ này giá sầu riêng Mongthong được thương lái thu mua tại vườn trên 50 ngàn đồng/kg, trong khi năm ngoái chỉ dao động từ 30 - 35 ngàn đồng/kg, lại tiêu thụ chậm do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Theo anh Yến, với giá sầu riêng như hiện nay, hầu hết các nhà vườn thu hoạch đều có lãi, nhiều vườn có diện tích lớn thu tiền tỷ. Điển hình như vườn sầu riêng của gia đình anh Yến khoảng 3ha vụ này sản lượng ước 60 - 70 tấn. Hiện anh đã thu hoạch khoảng 30 tấn, doanh thu đã trên 1 tỷ đồng.

Tương tự, vườn sầu riêng khoảng 23ha trồng xen nhiều loại trái cây khác của gia đình anh Đậu Dương Trần Nguyễn ở thôn Liên Hòa, xã Sơn Bình vừa chớm thu hoạch một ít diện tích với sản lượng khoảng 40 tấn (chủ yếu giống Ri6). Với giá bán bình quân đối với sầu riêng Ri6 hơn 40 ngàn đồng/kg, doanh thu đã hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều diện tích trồng giống sầu riêng Mongthong chính vụ hiện vẫn chưa thu hoạch đồng loạt.

Huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa) bước vào vụ thu hoạch sầu riêng. Ảnh: KS.

Huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa) bước vào vụ thu hoạch sầu riêng. Ảnh: KS.

Theo anh Đậu Dương Trần Nguyễn, năm nay, bà con trồng sầu riêng vui mừng vì thương lái tấp nập đến tận vườn thu mua, nhiều vườn chốt bán giá cao. Riêng vườn sầu riêng nhà anh năm nay vui hơn vì sản lượng tăng hơn năm ngoái do được chăm sóc tốt. Dự kiến, vườn sầu riêng nhà anh sẽ thu hoạch kết thúc vào cuối tháng 8 tới.

Ông Đỗ Nhi Huy, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Khánh Sơn cho biết, năm nay sầu riêng Khánh Sơn được giá. Thương lái đổ về nhiều nên có sự canh tranh thu mua, từ đó đẩy giá lên cao.

“Năm nay giá sầu riêng Khánh Sơn tăng cao do có một số doanh nghiệp đến thu mua cấp đông, cộng với có sự cạnh tranh nhiều thương lái đến thu mua”, ông Huy nói và cho biết, đến nay nhiều nhà vườn trồng sầu riêng đã chốt bán giá cao từ 40 - 45 ngàn đồng/kg (sầu riêng Ri6) và từ 50 - 55 ngàn đồng/kg (sầu riêng Mongthong), tăng từ 30 - 40% so với năm ngoái.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Khánh Sơn, toàn huyện Khánh Sơn có khoảng 2.000ha sầu riêng, trong đó 1.000ha đang thời kỳ kinh doanh gồm Ri6 và Mongthong. Về diện tích, giống Ri6 chỉ chiếm khoảng 20% tổng diện tích sầu riêng của huyện, từ đầu tháng 7 đã bước vào thu hoạch và sắp kết thúc. Đối với diện tích sầu riêng Mongthong, hiện mới bước vào vụ thu hoạch với tổng sản lượng dự kiến từ 10.000 - 12.000 tấn.

Sầu riêng Khánh Sơn được thu mua với giá cao trên 50 ngàn đồng/kg (Mongthong). Ảnh: AQ.

Sầu riêng Khánh Sơn được thu mua với giá cao trên 50 ngàn đồng/kg (Mongthong). Ảnh: AQ.

Theo người tiêu dùng đánh giá, sầu riêng Khánh Sơn ngon hơn hẳn sầu riêng ở nhiều vùng khác vì vị ngọt thanh, múi to, thơm béo, cơm vàng, hạt lép, tỷ lệ trọng lượng cơm lên đến 30 - 40%/quả. Sở dĩ sầu riêng nơi đây đặc sắc như vậy, bởi đặc điểm nhiệt độ trên địa bàn huyện Khánh Sơn có sự chênh lệch ngày và đêm cao (8 – 9 độ C) nên quá trình tích lũy chất khô trong quả sầu riêng được tăng cường.

Cùng với đó, các khoáng chất trung vi lượng sẵn có trong đất đã tạo hương vị đặc trưng cho sầu riêng Khánh Sơn. Bên cạnh đó, sầu riêng Khánh Sơn có lợi thế ra hoa, kết trái “lệch pha” với những nơi khác nên không bị cạnh tranh. Cụ thể, mùa sầu riêng Khánh Sơn bắt đầu thu hoạch vào khoảng tháng 7 hàng năm và kết thúc vào cuối tháng 8, muộn hơn sầu riêng miền Tây, Đông Nam bộ tầm 1 – 2 tháng và sớm hơn Tây Nguyên 1 tháng.

Ông Đỗ Nhi Huy, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Khánh Sơn đánh giá, việc Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là cơ hội tốt cho trái sầu riêng. Tuy nhiên để việc xuất khẩu thuận lợi, cần phải đảm bảo yêu cầu chất lượng của nước nhập khẩu.

Đối với sầu riêng Khánh Sơn, thời gian tới huyện sẽ tuyên truyền, tập huấn cho bà con về tổ chức sản xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu, nâng cao chất lượng, cũng như cấp và quản lý chặt mã số vùng trồng.

Được biết, hiện toàn huyện Khánh Sơn có 350ha sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP; thương hiệu sầu riêng cơm vàng hạt lép Khánh Sơn đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận sở hữu nhãn hiệu vào tháng 3/2011.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.