| Hotline: 0983.970.780

Thị trường cây giống 'đóng băng'

Thứ Tư 15/09/2021 , 18:29 (GMT+7)

BẾN TRE Tại Bến Tre, thị trường giống cây ăn quả gần như 'đóng băng'. Tuy nhiên, nhiều chủ vườn cũng đã chuẩn bị phương án tái sản xuất, cung ứng cho thị trường sau dịch bệnh...

Theo các hộ sản xuất giống cây ăn quả ở tỉnh Bến Tre, giá cây giống ở thời điểm này giảm hơn 30% so cùng vụ các năm trước. Trong đó các loại giống cây mít, ổi, mãng cầu... rất khó tiêu thụ.

Sản xuất cây giống là nghề truyền thống của người dân tỉnh Bến Tre cung cấp cho thị trường khắp cả nước, thậm chí xuất khẩu sang Campuchia, Lào. Chỉ tính riêng tại huyện Chợ Lách, hàng năm sản xuất được khoảng 40 triệu cây giống các loại.

Những năm qua, nghề làm cây giống đã đem lại nguồn thu rất lớn cho hộ gia đình và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Do đầu ra gặp khó bởi dịch bệnh Covid-19 nên nghề sản xuất cây giống ở tỉnh Bến Tre đang chững lại, nông dân cố gắng giải quyết đầu ra cho các sản phẩm tồn đọng.

Do ảnh hưởng của dich bệnh Covid-19, giá và lượng tiêu thụ nhiều loại cây giống giảm mạnh. Ảnh: Minh Đảm.

Do ảnh hưởng của dich bệnh Covid-19, giá và lượng tiêu thụ nhiều loại cây giống giảm mạnh. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Trần Huỳnh Trần Quốc Phi, chủ 6 trang trại sản xuất cây giống tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đang tồn động hơn 200 nghìn cây giống các loại chia sẻ: Sản lượng cây giống năm nay ít hơn năm rồi. Giá cây giống trên thị trường hiện giảm 15 - 20% so với bình thường. Có những loại sụt giá rất sâu như cây mít sụt 30%, cây mãng cầu, cây ổi sụt hơn 50%.

"Do dịch bệnh nên thị trường cây giống gần như đóng băng, nhiều loại cây giống rất khó bán, chỉ có một vài đơn hàng lẻ từ Tây Nguyên”, ông Phi cho biết.

Còn ông Nguyễn Công Thành, nhà vườn chuyên cung cấp các loại cây giống đặc sản như sầu riêng Musang king, vú sữa Mica… ở ấp Phụng Châu xã Sơn Định, huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho cũng biết, hơn hai tháng qua, ông tạm đóng cửa cơ sở. Hiện tình hình dịch bệnh mới tạm lắng nên ông mới mở cửa buôn bán lại.

Ông Nguyễn Công Thành cho biết: Thời gian dịch bệnh căng thẳng cũng có nhiều khách hàng gọi điện nhưng ông không dám mở cửa bán. Bây giờ, cơ sở cũng chỉ hoạt động cầm chừng, có thể rất lâu nữa mới phục hồi lại thị trường như trước được. "Hiện tôi đang chuẩn bị các vườn cây giống đầu dòng như thanh nhãn, mít ruột đỏ, nhãn xuồng cơm vàng, mít Mã Lay trái dài, bơ 034 để khi nền kinh tế mở cửa lại thì có sẵn nguồn hàng cung cấp...", ông Thành cho biết kế hoạch. 

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất