| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Kiếm tiền tỷ từ nuôi ốc nhồi

Thứ Năm 03/09/2020 , 08:55 (GMT+7)

Kiếm tiền tỷ từ nghề nuôi ốc nhồi, anh Trần Mạnh đã quyết định mở rộng quy mô khách hàng và nghiên cứu sâu mô hình nuôi ốc...

Tận dụng diện tích mặt nước hơn 7.000m2 của gia đình, năm 2019 anh Trần Mạnh, 34 tuổi, ở xóm Hoàng Mai 2, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã cùng với người em trai kết hợp nuôi thử nghiệm ốc nhồi, một mô hình tương đối mới ở địa phương.

Anh Mạnh cho biết: “Qua tìm hiểu trên mạng thấy mô hình nuôi ốc nhồi mang lại hiệu quả kinh tế cao mà lại không mất quá nhiều chi phí nên tôi đã đi học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi. Về nhà tôi quyết định tận dụng diện tích ao cá của gia đình để nuôi ốc kết hợp với thả bèo làm nguồn thức ăn cho ốc. Lúc đầu tôi bỏ ra 40 triệu đồng để mua con giống về thả. Dần dần khi đã sản xuất được ốc giống rồi tôi cứ thế nuôi thêm”.

Ao nuôi ốc nhồi giống được anh Trần Mạnh đào đắp rất đơn giản, mà cho thu tiền tỷ mỗi năm.

Ao nuôi ốc nhồi giống được anh Trần Mạnh đào đắp rất đơn giản, mà cho thu tiền tỷ mỗi năm.

Đến nay, sau hơn 1 năm tiến hành nuôi ốc, với diện tích hơn 3.000m2 anh Mạnh đã sản xuất và bán ra thị trường hàng chục vạn ốc giống với giá bán 10 triệu đồng/kg. Ngoài bán ốc con cho khách hàng ở các tỉnh miền Nam, anh còn bán trứng ốc cho khách hàng ở những tỉnh lân cận như Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang…

Anh Mạnh cho biết: Ốc nhồi thường đẻ trứng từ tháng 3 – 9 âm lịch hàng năm, còn những thời điểm khác là thời gian ốc ngủ đông và không ăn gì. Đến khoảng tháng 2 âm lịch năm sau ốc lại bắt đầu ngoi lên mặt nước để đi tìm thức ăn.

Về cơ bản nuôi ốc không tốn quá nhiều chi phí nhất là chi phí phát sinh, chỉ mất tiền mua giống ban đầu, vì nguồn thức ăn của ốc chủ yếu là bèo nên người nuôi có thể tự cung cấp được. Nuôi ốc cũng không mất nhiều công chăm sóc, mỗi ngày chỉ cần cho ốc ăn một lần khi thấy lượng thức ăn đã hết. So với những loài vật nuôi khác thì ốc nhồi dễ chăm sóc và cho thu nhập cao hơn gấp nhiều lần.

Là mô hình nuôi ốc nhồi đầu tiên tại Thái Nguyên, nên thường xuyên có khác thăm quan, học tập.

Là mô hình nuôi ốc nhồi đầu tiên tại Thái Nguyên, nên thường xuyên có khác thăm quan, học tập.

Ốc nhồi là loài vật nuôi có sức đề kháng tốt, sống hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường tự nhiên nên không mấy khi bị bệnh, chỉ thỉnh thoảng mắc các bệnh về sưng vòi khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nắng sang mưa. Đối với loại bệnh này thì cách xử lý tương đối đơn giản, chỉ cần vớt ốc bệnh ra rồi khử trùng và thay thế nguồn nước là được.

Trung bình mỗi tuần nên thay nước từ 1 – 2 lần. Ưu điểm của ốc là không ăn nhiều, thích hợp với thời tiết mát mẻ do đó điều quan trọng là nguồn nước trong ao phải sạch và đảm bảo nước làm mát cho ốc. Ngoài ra, ốc nhồi còn hay bị mòn vỏ, do đó để tránh việc này, cần giữ được độ kiềm cũng như độ pH ổn định trong nước để khi bán không bị mất giá. Mật độ thả trung bình từ 80 – 100 con/m2 diện tích và mực nước trung bình ở vào khoảng 70 – 80cm. Bên cạnh đó, có thể kết hợp trồng thêm hoa súng, rau rút hoặc lục bình dưới ao để tạo độ che phủ và lọc nước cho ốc.

Trung bình ốc giống sau khi nở khoảng 10 – 15 ngày là có thể xuất bán, còn thời gian nuôi ốc thịt kéo dài khoảng 5,5 tháng. Ốc nhồi thường đẻ trứng trên bờ, trong các bụi cỏ ven bờ. Sau khi ốc đẻ trứng sẽ được người nuôi thu gom về rồi cho vào thùng xốp ấp khoảng 15 – 20 ngày cho trứng nở. Nhiệt độ thích hợp để ấp trứng là từ 30 – 35 độ C, trong các thùng xốp đều có các khay chứa, khi xếp đủ trứng vào các khay thì phủ lớp khăn ẩm lên bề mặt, trong quá trình ấp cứ mỗi ngày xịt nước vào khăn từ 1- 2 lần dưới dạng sương để giữ ẩm. Tuy nhiên cần chú ý không xịt nước quá nhiều vì nếu ẩm quá trứng sẽ bị thối. Khi trứng ốc chuyển từ màu trắng sang màu đen tức là trứng bắt đầu nở. Trung bình 1kg trứng được khoảng 1 vạn ốc con.

Trứng ốc nhồi sau khi thu gom, được xếp vào các khay trong thùng xốp để ấp nở thành con.

Trứng ốc nhồi sau khi thu gom, được xếp vào các khay trong thùng xốp để ấp nở thành con.

Anh Mạnh là người phụ trách chính việc nuôi ốc, còn em trai anh phụ trách việc tìm kiếm thị trường và gửi hàng cho khách. Có những thời điểm gia đình anh bán ra từ 14 – 15 kg ốc giống một ngày thu về 100 – 150 triệu đồng. Tuy nhiên nguồn cung vẫn không đủ nên gia đình anh phải thu gom cả ở các nơi khác để cung ứng cho khách. Theo tính toán, nếu thời tiết và giá cả ổn định anh có thể thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ việc bán trứng và ốc con. Anh dự định thời gian tới sẽ mở rộng thêm quy mô để sản xuất thêm ốc thương phẩm cung ứng ra thị trường với số lượng lớn.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.