| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Chăn nuôi xanh thân thiện môi trường

Thứ Bảy 10/10/2020 , 14:59 (GMT+7)

Mô hình chăn nuôi xanh thân thiện môi trường của ông Hà Duy Văn ở phường Châu Sơn, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên được ví như khu nghỉ dưỡng sinh thái.

Mô hình kinh tế tổng hợp của ông Hà Duy Văn ở Tổ dân phố số 6, phường Châu Sơn, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên phát triển quy mô vườn ao chuồng với diện tích 5,5ha. Trên diện tích đó, ông xây dựng chuồng trại chăn nuôi, đào ao thả cá, trồng cây ăn quả và trồng cây gỗ lớn. Trong đó, ông Văn chủ yếu phát triển theo hướng chăn nuôi: Lợn, gà, cá.

Bò được ông Văn nuôi thả dưới tán cây gỗ lớn xanh mát như trong công viên.

Bò được ông Văn nuôi thả dưới tán cây gỗ lớn xanh mát như trong công viên.

Với quy mô diện tích chuồng trại nuôi gà rộng 3.000m2, ông Văn hợp tác với Malaysia và Unicef nuôi theo hướng gia công. Ông thực hiện nuôi 2 tháng 1 lứa, mỗi lứa khoảng 2,5 vạn con đạt sản lượng 70 tấn/lứa, trung bình mỗi năm xuất bán khoảng 400 tấn gà thương phẩm. Còn với lợn, hiện ông nuôi trong 2.000m2 chuồng trại, mỗi năm ông xuất bán khoảng 150 tấn. Chưa kể thu nhập từ 5.000m2 diện tích chăn nuôi cá và 1.000m2 cây ăn quả. Số diện tích còn lại, ông Văn trồng cây gỗ lớn như xà cừ, keo vừa giúp tạo cảnh quan vừa mang lại nguồn lợi đáng kể.

Để đảm bảo vệ sinh môi trường, ông Văn tự sản xuất thức ăn cho vật nuôi.

Để đảm bảo vệ sinh môi trường, ông Văn tự sản xuất thức ăn cho vật nuôi.

Ông Văn cho biết, chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình tổng hợp này tương đối lớn, khoảng 8 tỷ đồng. Trước khi đến với mô hình ông đã trải qua nhiều nghề khác nhau.

Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2001, ông và gia đình chuyển về đây thuê đất để sinh sống và phát triển nông nghiệp. Theo ông Văn, khó khăn lớn nhất của gia đình ông hiện nay là về vốn và kỹ thuật chăn nuôi. Mặc dù đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhưng để làm được mô hình có quy mô lớn như hiện nay là vô cùng khó. Vì không chỉ đảm bảo duy trì lợi nhuận mà yếu tố quan trọng nhất được ông trăn trở và hướng tới là phát triển nông nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

Do đó ông Văn không ngừng nghiên cứu học hỏi để tìm ra hướng đi hiệu quả nhất, vừa phát triển kinh tế nhưng lại phải giữ được môi trường xanh, sạch, đẹp. Để làm được điều đó, thì việc xử lý nguồn chất thải từ chăn nuôi là vô vùng quan trọng.

Ông Văn chia sẻ, đối với nguồn phân lợn và phân gà thải ra, ông thu gom lại rồi đóng vào các bao tải, ủ men vi sinh sau đó bán cho người dân có nhu cầu. Số còn lại, ông dùng làm phân bón cho cây trồng trong vườn của gia đình. Đối với nguồn nước thải của lợn, ngoài sử dụng bể chứa biogas thì nguồn nước thải thừa ra ông tận dụng để tưới cây ăn quả. Tất cả đều được thực hiện theo một quy trình khép kín nên rất đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, không gây mùi ảnh hưởng đến những hộ xung quanh.

Phân lợn và gà được ông Văn thu gom xử lý tại chỗ để bón cây.

Phân lợn và gà được ông Văn thu gom xử lý tại chỗ để bón cây.

Ban đầu khi quyết định xây dựng mô hình, ông Văn đã nghĩ ngay đến việc phải có phương án xử lý môi trường thích hợp để đảm bảo yếu tố chăn nuôi sạch. Hiện nay, tất cả nguồn thức ăn cho lợn đều được ông tự sản xuất và chế biến thông qua việc nhập nguyên liệu đầu vào như ngô, khô đậu rồi phối trộn với các loại chất phù hợp đảm bảo dinh dưỡng. Điều này vừa giúp phòng tránh dịch bệnh lại vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ngoài ra, công tác phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi, gia cầm cũng được ông rất quan tâm và thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Thực hiện việc kiểm soát đầu vào một cách sát sao từ thức ăn đến con người, đảm bảo phun khử trùng tiêu độc thường xuyên những nơi ra vào, thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Nhờ đó, nhiều đợt dịch bệnh vừa qua, gia đình ông ít bị ảnh hưởng gì, kể cả dịch tả lợn Châu Phi.

Cây cỏ trong trang trại của ông Văn luôn sạch đẹp như khu nghỉ dưỡng sinh thái.

Cây cỏ trong trang trại của ông Văn luôn sạch đẹp như khu nghỉ dưỡng sinh thái.

Ngoài tạo nguồn lợi nhuận lớn cho gia đình từ việc chăn nuôi, ông Văn còn tạo công ăn việc làm cho 6 lao động làm việc thường xuyên với thu nhập ổn định từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng. Nói về định hướng trong thời gian tới, ông Văn cho biết, sẽ không mở rộng thêm quy mô diện tích để đảm bảo xử lý tốt nhất vấn đề môi trường, đồng thời ổn định nguồn lao động cho mô hình phát triển hiệu quả.  

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.