| Hotline: 0983.970.780

Thái Bình xuất hiện dịch tả lợn châu Phi với triệu chứng khác lạ

Thứ Năm 19/11/2020 , 11:57 (GMT+7)

Năm ngoái từ lúc phát hiện đến lúc lợn chết là 2-3 ngày với biểu hiện bị tím tái bụng và tai còn năm nay kéo dài 6-7 ngày với toàn thân đỏ rực.

Phun khử trùng khu vực chôn lấp. Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình.

Phun khử trùng khu vực chôn lấp. Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình.

Theo ông Phạm Văn Lý-Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình cho biết, từ 26/9 tới nay toàn tỉnh xuất hiện 16 ổ dịch tả lợn Châu Phi, chủ yếu là tại những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở Vũ Thư, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Kiến Xương và thành phố khiến cho 729 con phải tiêu hủy.

Trong những ổ dịch này có nhiều con lợn nái đã vượt qua dịch năm 2019, vẫn khỏe mạnh, sinh đẻ bình thường, tưởng có kháng thể thì lại bị dính bệnh.

“Chúng tôi không biết rõ lý do tại sao năm ngoái chúng vượt qua dịch năm nay lại bị nhưng theo phán đoán có thể do người chăn nuôi trong quá trình di chuyển, qua lại, quần áo, phương tiện tiếp xúc với mầm bệnh rồi lây. Cả 16 ổ dịch mới phát sinh đều là do các hộ tự để giống chứ không mua ở bên ngoài", ông Lý chia sẻ.

Phun khử trùng khu vực dịch. Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình.

Phun khử trùng khu vực dịch. Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình.

Một điều lạ là triệu chứng của bệnh năm nay rất khác, năm ngoái từ lúc phát hiện đến lúc lợn chết khoảng 2-3 ngày còn năm nay từ lúc phát hiện đến lúc lợn chết khoảng 6-7 ngày, bởi vậy mà một số bà con nghi lợn bị nhiễm bệnh tai xanh nên đã tiêm chữa.

Năm ngoái, lợn chết bị tím tái bụng và tai nay lại đỏ rực toàn thân. Sở dĩ dịch năm nay xuất hiện rải rác bởi tâm lý chủ quan của bà con rằng năm ngoái lợn nhà hàng xóm bị rất nặng mà lợn mà mình không bị (2019 Thái Bình tiêu hủy khoảng 377.000 con lợn) nên chẳng đề phòng, đến lúc dính mới bất ngờ”.

Nội tạng lợn bệnh. Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình.

Nội tạng lợn bệnh. Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình.

Cũng theo ông Lý, một điều khó là từ đầu năm đến nay Thái Bình đang phải chờ Trung ương ban hành cơ chế hỗ trợ trong khi hồ sơ đã làm, bà con đang mong mà chưa có hướng dẫn. Để khống chế bệnh, tỉnh áp dụng chính sách tại những xã có dịch phải phun hóa chất và rắc vôi vột để khử trùng, tiêu độc, chỉ giết mổ tiêu thụ nội xã với điều kiện lợn khỏe mạnh, đủ trọng lượng.

Đối với vùng chưa có dịch, khi tái đàn cảnh báo cho những hộ quy mô nhỏ lẻ chuồng trại phải đảm bảo an toàn sinh học mới được nuôi còn với các trang trại thì khuyến khích nhưng phải chọn mua giống từ những cơ sở rõ nguồn gốc, đủ giấy tờ.

Kinh nghiệm cho thấy 2 hộ ở huyện Quỳnh Phụ hồi tháng 6 đã qua cò dẫn mối đi mua giống từ tỉnh ngoài, không có giấy tờ gì, không rõ họ tên, địa chỉ của chủ trại nên về dính bệnh, phải tiêu hủy mất 200 con mà không được hỗ trợ vì vi phạm.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.