| Hotline: 0983.970.780

Thả hơn 2 triệu con giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản

Thứ Tư 29/03/2023 , 15:37 (GMT+7)

QUẢNG NINH Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh đã thả hơn 2 triệu con giống thủy sản các loại nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, giảm khai thác, tăng nuôi trồng để phát triển bền vững.

Lễ thả giống thủy sản diễn ra tại cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Ảnh: Nguyễn Thành.

Lễ thả giống thủy sản diễn ra tại cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Ảnh: Nguyễn Thành.

Thời gian qua, Quảng Ninh đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, quy định riêng của tỉnh nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và huy động các cấp, ngành, lực lượng chức năng quyết tâm ngăn chặn các hành vi xâm hại nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là hình thức khai thác thủy sản tận thu, tận diệt.

Năm 2022, tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 160.852 tấn (trong đó sản lượng khai thác đạt 73.794 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 87.058 tấn), tăng trưởng đạt 5,44%; giá trị sản xuất hiện hành đạt 14.656 tỷ đồng. Giải quyết việc làm cho hơn 37.900 lao động. Có thể nói, ngành thủy sản không những đóng góp vào an ninh lương thực mà còn giúp bảo vệ an ninh quốc phòng cho vùng biển Quảng Ninh.

Trong thời gian qua, hoạt động bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khích lệ, chuyển dịch từ tập trung chủ yếu ở cấp tỉnh sang phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, đặc biệt chính quyền cấp huyện xã, các tổ chức và người dân.

Cụ thể, từ năm 2018 - 2022, trên địa bàn tỉnh đã thả hơn 35 triệu con giống thủy sản về môi trường tự nhiên. Cùng với đó, tỉnh đang hoàn thiện quy hoạch Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần, Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, Tiên Yên; thiết lập bãi rạn với 510 cấu kiện bê tông và tạo dựng bãi rạn nhân tạo để trồng cấy san hô tại vùng biển đảo Cô Tô. Triển khai bảo tồn nguồn gen ngán, sá sùng, tu hài, ốc đĩa, cá tráp vây vàng. Trong thời gian tới, Quảng Ninh sẽ thành lập bổ sung 2 khu bảo tồn biển và khoanh vùng 16 khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Hiện nay, nhiều hoạt động khai thác trái quy định gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản mặc dù đã thuyên giảm song còn diễn biến phức tạp như tình trạng sử dụng xung điện, chất nổ, lưới mắt nhỏ (đăng, đọn, kéo chã....), các nghề cấm để khai thác thủy sản, đánh bắt thủy sản sai vùng, sai tuyến... làm nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng trước mắt và cả tương lai sau này. Đây là những hành động cần lên án mạnh mẽ và loại bỏ.

Gần 2,3 triệu con giống các loại được thả nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Quảng Ninh. Ảnh: Viết Cường.

Gần 2,3 triệu con giống các loại được thả nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Quảng Ninh. Ảnh: Viết Cường.

Sáng 29/3, tại cảng Cái Rồng, Sở NN-PTNT phối hợp với UBND huyện Vân Đồn tổ chức lễ thả giống thủy sản tại khu vực ven biển, nhằm tuyên truyền ôn lại lịch sử truyền thống nghề cá Việt Nam, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và lợi ích to lớn của việc tái tạo, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Theo đó, 2.252.000 con giống thủy sản nước mặn, gồm 2.200.000 con tôm sú, 52.000 con giống cá song, cá vược, cá hồng Mỹ được thả ra vùng biển huyện đảo Vân Đồn.

Ông Ngô Tất Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, hoạt động thả bổ sung hàng năm vào một số thủy vực tự nhiên có điều kiện các loài thủy sản bản địa, quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa to lớn cả về thực tiễn tái tạo nguồn lợi lẫn ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong công tác bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

"Chúng tôi hy vọng bằng những hành động cụ thể sẽ góp phần bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn những hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới", ông Thắng nhấn mạnh

Vào dịp mùng 1 tháng 4 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm các làng cá và bà con ngư dân ở các đảo Tuần Châu, Cát Bà. Tại đây, Bác đã căn dặn “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”. Lời dạy của Bác thể hiện tư tưởng lớn, khơi dậy ý thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, trong đó có ngư dân, đối với phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Thể theo nguyện vọng của ngành thủy sản và đông đảo bà con ngư dân, ngày 1 tháng 4 hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chính thức là Ngày Truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Sơn La sẽ tổng kết 10 năm đưa cây ăn quả lên đất dốc

Sơn La Sơn La dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc trong tháng 5/2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Lào Cai: Hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng trồng 600 ha trồng rừng gỗ lớn

UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất loài cây gỗ lớn khoảng 600 ha trên địa bàn huyện Bảo Thắng năm 2024 - 2025.