| Hotline: 0983.970.780

Tay ngang làm nông nghiệp, thanh niên 9X thành 'trùm' ốc nhồi

Thứ Sáu 15/11/2024 , 07:34 (GMT+7)

QUẢNG NINH Từ bỏ công việc kỹ sư, anh Vũ Hồng Thái quyết tâm khởi nghiệp bằng việc nuôi ốc nhồi, từng bước gây dựng nên cơ sở nuôi ốc lớn nhất thị xã Quảng Yên.

Anh Vũ Hồng Thái khởi nghiệp thành công nhờ nuôi ốc nhồi. Ảnh: Vũ Cường

Anh Vũ Hồng Thái khởi nghiệp thành công nhờ nuôi ốc nhồi. Ảnh: Vũ Cường

Năm 2016, anh Vũ Hồng Thái (sinh năm 1992) trú tại xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) quyết định bỏ công việc kỹ sư để trở về quê lập nghiệp do làm việc xa nhà mà mức thu nhập không ổn định. Về Quảng Yên, dựa vào diện tích canh tác sẵn có, anh mày mò nuôi ếch và chim bồ câu.

"Mình hoàn toàn không có kiến thức gì về nông nghiệp. Thời gian đầu nuôi ếch và chim bồ câu cũng không mang lại hiệu quả kinh tế cao", anh Thái tâm sự. Đúng lúc đang chán nản, Thái được một thương lái mua ếch tư vấn nên nuôi ốc nhồi vì thị trường đang tiêu thụ tốt, nuôi ốc đơn giản mà không tốn nhiều chi phí.

Nghe vậy, Thái lên mạng tìm hiểu cách nuôi ốc nhồi rồi bỏ ra 5 triệu đồng mua 1 vạn con giống ốc nuôi trong ao nhỏ của gia đình. May mắn đã ngay lập tức mỉm cười với chàng trai khi lứa ốc đầu tiên phát triển rất tốt, cho thu nhập ổn định.

Thế nhưng sau lứa ốc đầu tiên, khó khăn mới bắt đầu ập đến. Thái kể lại: "Từ lứa thứ hai, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên ốc bị bệnh, dẫn đến chết hàng loạt. Lúc đó tôi tiếc đứt ruột, chả biết làm gì ngoài việc vớt hết lên và mang đi xử lý. Sau dần tôi học hỏi thêm kiến thức mới biết tại sao ốc chết, cách xử lý và tìm hiểu được kỹ thuật nhân giống ốc".

Ốc nhồi đang có giá bán từ 70.000 – 100.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ Cường

Ốc nhồi đang có giá bán từ 70.000 – 100.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ Cường

Giờ đây, với hơn 8 năm kinh nghiệm nuôi ốc, anh Thái có thể kể làu làu từng quy trình nuôi ốc và chăm sóc như một kỹ sư nông nghiệp. Vừa đưa chúng tôi đi tham quan cơ sở nuôi ốc, anh Thái vừa giới thiệu: "Hồ để nuôi ốc phải là hồ nước ngọt, phải đảm bảo nước sạch và có nhiều rong, bèo và thủy sinh để làm thức ăn cho ốc.

Nuôi ốc khá đơn giản, chỉ cần đảm bảo điều kiện nước là có thể thả ốc, mật độ thả giống nuôi khoảng 400 con/m2. Ngoài ra có thể bổ sung thức ăn cho ốc như các loại rau củ quả. Thời gian sinh trưởng của ốc khoảng 3 - 5 tháng. Tuy dễ nuôi nhưng ốc chỉ có thể thu hoạch được trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 11".

Hiện cơ sở nuôi ốc nhồi của anh Vũ Hồng Thái có diện tích ao rộng khoảng 4ha, mỗi năm thu hoạch 2 lứa ốc với khoảng gần 4 tấn, giá bán ra từ 70.000 – 100.000 đồng/kg tùy theo khách mua sỉ hay mua lẻ. Ngoài việc bán ốc thương phẩm, anh Thái còn nhân được ốc giống để cung cấp cho các hộ nuôi ốc tại thị xã Quảng Yên và một số địa phương lân cận như thành phố Uông Bí, thành phố Hạ Long…

"Đối với việc nhân giống ốc, tôi lựa chọn những con ốc khỏe mạnh, trội để làm ốc sinh sản. Khi ốc đẻ trứng, tôi đựng vào những thùng xốp để ấp, cần đảm bảo trứng được khô ráo. Sau từ 10 - 15 ngày trứng ốc sẽ nở thành con và có thể đem thả vào ao nuôi", anh Thái chia sẻ.

Trứng ốc được xếp vào thùng xốp để ấp, thời gian từ 10 - 15 ngày. Ảnh: Vũ Cường

Trứng ốc được xếp vào thùng xốp để ấp, thời gian từ 10 - 15 ngày. Ảnh: Vũ Cường

Đến nay, chàng thanh niên này đã nắm chắc được quy trình nhân giống ốc nhồi nên có thể hoàn toàn tự chủ động được nguồn giống, từ đó đảm bảo chất lượng và ngăn ngừa được dịch bệnh xảy ra trên đàn ốc.

Anh Thái cho biết sau khi trừ chi phí, lợi nhuận từ việc nuôi ốc nhồi có thể lên tới khoảng 500 triệu đồng/năm. Thời gian tới, để đảm bảo nguồn cung dồi dào cho thị trường, anh Thái dự định tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô nuôi ốc.

So với các mô hình khác, nuôi ốc nhồi có chi phí đầu tư ban đầu ít, có thể tận dụng nguồn thức ăn ngoài tự nhiên. Nuôi ốc ít dịch bệnh nên mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Hiện nay, mô hình nuôi ốc nhồi của anh Thái đã và đang được nhiều người dân trong và ngoài xã đến học hỏi, làm theo.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.