| Hotline: 0983.970.780

Tập trung xuất khẩu tôm hùm, bỏ quên thị trường nội địa

Thứ Tư 27/12/2023 , 09:59 (GMT+7)

Theo ông Nguyễn Hữu Vinh, Giám đốc Công ty BMC Việt Nam, người nuôi tôm hùm hiện chỉ tập trung xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mà quên mất thị trường nội địa.

 

Bị động con giống và xuất khẩu tôm hùm

Tôm hùm xanh và tôm hùm bông là các loại tôm hùm chính xuất khẩu của nước ta. Trong đó, tôm hùm xanh chiếm hơn 80% sản lượng và gần 20% còn lại là tôm hùm bông.

Từ ngày 1/2/2021, Trung Quốc quy định tôm hùm bông nằm trong danh sách nguy cấp nhóm II. Đến tháng 5/2023, Trung Quốc sửa Luật Bảo vệ động vật hoang dã, theo đó đối với tôm hùm bông tự nhiên, cấm đánh bắt, sử dụng, giao dịch buôn bán. Tổng cục Hải Quan Trung Quốc đã chỉ đạo hệ thống hải quan các cửa khẩu kiểm soát chặt tôm hùm bông khai thác tự nhiên nhập khẩu.

Theo chia sẻ của anh Đoàn Văn Quang, Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Tôm hùm Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, nếu trước kia mỗi tháng HTX xuất sang Trung Quốc 60 tấn tôm hùm xanh và 10 tấn tôm hùm bông thì nay xuất khẩu trì trệ. Khi Trung Quốc ngừng nhập tôm hùm bông từ Việt Nam, HTX không thể thu mua cho bà con ngư dân.

“Trước đây, một tháng HTX xuất khẩu được 10 tấn tôm hùm bông, thu nhập của nhiều hộ dân lên tới 100 triệu/tháng. Giờ Trung Quốc ngưng nhập khẩu tôm hùm bông, bà con không có thu nhập nên vô cùng hoang mang”, anh Quang cho biết thêm.

Tôm hùm bông muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải chứng minh là tôm hùm bông nuôi.

Tôm hùm bông muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải chứng minh là tôm hùm bông nuôi.

Trong các thị trường xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam thì Trung Quốc chiếm hơn 98%, còn lại là các thị trường khác như là Thái Lan và Singapore.

Hiện nay, Việt Nam có 46 cơ sở bao gói được xuất khẩu tôm hùm vào thị trường Trung Quốc.

Phụ thuộc một thị trường xuất khẩu khiến người dân rơi vào thế bị động, không kịp ứng phó với biến động của thị trường, cụ thể ở đây Trung Quốc thay đổi quy định nhập khẩu, thậm chí ngưng nhập khẩu tôm hùm bông của Việt Nam.

Chính vì vậy, phát triển thị trường khác Trung Quốc cho tôm hùm là việc cấp thiết và lâu dài cần triển khai cấp bách.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới chưa sản xuất được tôm hùm giống. Nhiều năm nay, người nuôi tôm hùm Việt Nam chủ yếu mua tôm hùm giống không rõ nguồn gốc được nhập từ Philippines, Singapore, do nguồn tôm hùm giống bắt ngoài tự nhiên đã gần như bị cạn kiệt. Tôm hùm giống nếu không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch dễ làm phát sinh, lây lan dịch bệnh.

Theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, tôm hùm là sản phẩm có mức độ rủi ro rất cao trong ngành nuôi biển. Việc đầu tiên Việt Nam cần phải làm là quản lý giống tôm nhập khẩu. Hiện nay, tôm hùm nhập về Việt Nam qua các đường nhập lậu không chính thức, đi qua rất nhiều nước trong đó có Singapore, Thái Lan, thậm chí qua Lào và Campuchia. Vì vậy, việc kiểm soát tôm hùm giống nhập cần được chú trọng. Nếu không kiểm soát được chất lượng giống sẽ có nguy cơ lây lan mầm bệnh.

Tập trung xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa

Theo ông Nguyễn Hữu Vinh, Giám đốc Công ty BMC Việt Nam, người nuôi tôm hùm Việt Nam hiện chỉ tập trung xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mà quên mất thị trường nội địa.

“Để tiêu thụ vào thị trường nội địa thì cũng có nhiều vấn đề cần phải làm. Thứ nhất, công tác truyền thông để người tiêu dùng trong nước có điều kiện hiểu biết về món ăn đặc sản, tuyên truyền để người nội trợ có thể dễ dàng chế biến. Tôi nghĩ những hoạt động như vậy sẽ thúc đẩy tiêu thụ trong nước và cứu cánh lâu dài cho bà con nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh ở khu vực duyên hải phía Nam Trung bộ", ông Vinh nhận định.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, nước ta cần đa dạng thị trường xuất khẩu, vấn đề thị trường là vấn đề lớn. Việt Nam không thể để tình trạng 100% xuất khẩu tôm hùm sống và 98% xuất khẩu sang Trung Quốc. Việt Nam cần phát triển đa dạng thị trường, đa dạng sản phẩm mới có thể giải quyết bài toán đầu ra cho người nuôi tôm hùm.

“Trước mắt, về mặt nhà nước, Việt Nam cần đàm phán với Trung Quốc, các quốc gia đều có quyền đưa ra các quy định của mình, nhưng việc thực thi các quy định đó ảnh hưởng đến các đối tác thì cần có thời gian để chuyển tiếp, thời gian đó phải thích hợp với điều kiện thực tế và cần phải có thời gian chuyển tiếp. Trong thời gian thích hợp đó Việt Nam hoàn toàn điều chỉnh được cơ cấu sản xuất thị trường”, ông Dũng chia sẻ thêm. 

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất