| Hotline: 0983.970.780

Tập trung cao độ di chuyển lồng bè Cát Bà

Thứ Sáu 08/04/2022 , 15:18 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Đó là chỉ đạo của ông Trần Lưu Quang – Bí thư Thành ủy Hải Phòng tại lần đi kiểm tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Cát Hải ngày 7/4.

Nuôi thủy sản lồng bè tại bến Bèo. Ảnh: Đinh Mười.

Nuôi thủy sản lồng bè tại bến Bèo. Ảnh: Đinh Mười.

Năm 2022, huyện Cát Hải được UBND TP Hải Phòng giao nhiều nội dung công việc quan trọng như phát triển du lịch, tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm,…

Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm này, nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt, sáng tạo được áp dụng nên về mặt bằng chung kinh tế của địa phương tiếp tục tăng trường.

Về du lịch, lượng khách du lịch tới Cát Bà ngày càng tăng, sự phục hồi và phát triển du lịch bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đến thời điểm hiện tại khá tốt và rõ nét.

Việc tiêu thụ thủy sản cho các hộ dân để thực hiện tháo dỡ lồng bè vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: Đinh Mười.

Việc tiêu thụ thủy sản cho các hộ dân để thực hiện tháo dỡ lồng bè vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: Đinh Mười.

Còn về tháo dỡ lồng bè, theo UBND huyện Cát Hải, trên các vịnh của quần đảo Cát Bà có 440 cơ sở nuôi trồng thủy sản với 516 nhà chòi, 8.216 ô lồng, 58.790m2 giàn nuôi nhuyễn thể, 1.298 nhân khẩu trên các cơ sở.

Các cơ sở này tập trung tại vịnh Cát Bà, vịnh Lan Hạ, vịnh Bến Bèo, vịnh Trà Báu, vịnh Gia Luận, trong đó, có 371 cơ sở nuôi có chủ là người có hộ khẩu Hải Phòng, 69 cơ sở có chủ cơ sở là người từ các địa phương khác.

Đến thời điểm đầu tháng 4/2022, huyện Cát Hải đã tuyên truyền, vận động và tháo dỡ 152/440 cơ sở nuôi trồng thủy sản, số còn lại đang tiếp tục thực hiện.

Sau khi thực hiện tháo dỡ, theo đề án của Sở NN-PTNT Hải Phòng, vị trí neo đậu nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà thời gian tới sẽ tập trung tại 2 khu vực.

Huyện Cát Hải nói chung và thị trấn Cát Bà nói riêng được TP Hải Phòng quan tâm đầu tư lớn. Ảnh: Đinh Mười.

Huyện Cát Hải nói chung và thị trấn Cát Bà nói riêng được TP Hải Phòng quan tâm đầu tư lớn. Ảnh: Đinh Mười.

Trong đó, khu vực từ cửa Hang Vẹm đến vụng O Vịnh Bến Bèo thuộc thị trấn Cát Bà, diện tích quy hoạch nuôi là 41 ha, bố trí khoảng 118 cơ sở nuôi với 1.888 ô lồng. Còn tại bến Gia Luận, diện tích quy hoạch nuôi là 15 ha, bố trí khoảng 12 cơ sở nuôi với 192 ô lồng.

Theo lãnh UBND huyện Cát Hải, ngoài những thuận lợi cơ bản, quá trình triển khai các nhiệm vụ TP Hải Phòng giao, địa phương cũng gặp những khó khăn cần cần được quan tâm, giải quyết như phối hợp tiêu thụ sản phẩm thủy sản của các lồng bè để thúc đẩy nhanh quá trình di chuyển, xây dựng hồ chứa nước ngọt Hải Sơn, xã Trân Châu,…

Làm việc với lãnh đạo huyện Cát Hải, ngoài việc ghi nhận, biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của địa phương, ông Trần Lưu Quang cũng chia sẻ với những khó khăn mà địa phương và các nhà đầu tư đang phải đối mặt.

Ông Quang khẳng định, Cát Hải là một trọng điểm phát triển của thành phố với nhiều mũi nhọn như cảng biển, logictics, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, tương lai phát triển rất rộng mở.

Nhiều cơ sở lồng bè vẫn chưa thể tháo dỡ. Ảnh: Đinh Mười.

Nhiều cơ sở lồng bè vẫn chưa thể tháo dỡ. Ảnh: Đinh Mười.

Cát Hải nhận được sự quan tâm đặc biệt của TP Hải Phòng, là địa điểm hấp dẫn với nhà đầu tư nhưng sự quyết tâm, quyết liệt của huyện và các nhà đầu tư chưa cao, nhiều công việc còn chậm trễ, vướng mắc, chưa chặt chẽ.

Ông Quang đề nghị địa phương cần tập trung cao trong phối hợp với các ngành thành phố tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc di chuyển các lồng bè nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cát Bà.

Mặt khác, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án, phối hợp với các ngành kết nối du lịch với tỉnh Quảng Ninh, còn các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, góp phần tích cực vào sự phát triển của huyện Cát Hải và TP Hải Phòng.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.