| Hotline: 0983.970.780

Tập đoàn Việt - Úc tham gia Hội nghị tìm giải pháp nuôi tôm thích nghi với biến đổi khí hậu

Thứ Tư 19/06/2019 , 15:31 (GMT+7)

Ngày 18/6, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức hội nghị Đánh giá kết quả hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

14-50-39_viber_imge_2019-06-18_10-31-356
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (ngồi giữa) điều hành hội nghị.

Đã diễn ra 4 phiên diễn đàn chuyên đề, trong đó có diễn đàn: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long” dưới sự điều hành của Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Lê Quốc Doanh cùng lãnh đạo UBND, Sở NN- PTNT các tỉnh, TP nuôi tôm trọng điểm vùng ĐBSCL cùng với các doanh nghiệp đầu ngành tôm. Diễn đàn diễn ra trong không khí sôi nổi bàn các giải pháp trọng điểm cho ngành tôm thời gian tới.

Hiện nay, ĐBSCL đối diện với nhiều thách thức về biến đổi khí hậu, trong đó ngành thủy sản mà điển hình là con tôm đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất. Ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt – Úc đã hiến kế những giải pháp giúp con tôm thích nghi với biến đổi khí hậu và giảm giá thành trong qua trình nuôi, thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ trong nuôi tôm, coi đây là chìa khóa để khắc phục những tác động từ bên ngoài.

 Điển hình nhất là Tập đoàn Việt- Úc đã chủ động nguồn tôm bố mẹ thẻ chân trắng để lựa chọn ra những thế hệ tôm ưu tú nhất, từ đó sản xuất ra nguồn tôm giống không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng từng địa phương về độ mặn nguồn nước, nhiệt độ… Đây là yếu tố hết sức quan trọng để tăng tỷ lệ sống trong nuôi tôm, giảm thiểu thiệt hại về chi phí nuôi tôm.

Đồng thời, Tập đoàn Việt – Úc cũng đã chứng minh bằng những mô hình nuôi tôm hiệu quả như nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính, con tôm được sống trong môi trường an toàn, không chịu tác động thất thường bởi khí hậu, thời tiết, dịch bệnh bên ngoài xâm nhập vào. Đây là mô hình tiên tiến, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và an toàn sinh học, đặc biệt là những thay đổi của ngoại cảnh, môi trường sẽ được khắc phục tối đa.

Với những giải pháp công nghệ vượt trội đã và đang không ngừng đầu tư trong từng phân khúc, Tập đoàn Việt – Úc với vị thế hàng đầu ngành tôm đang ngày càng nhận được sự tin tưởng và đồng hành cùng Chính phủ, Bộ NN- PTNT và các tỉnh, TP trọng điểm vùng Đồng bang sông Cửu Long để cùng xây dựng các giải pháp chiến lược nâng cao giá trị và thương hiệu tôm Quốc gia.

14-50-39_viber_imge_2019-06-18_10-31-35
Ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt – Úc phát biểu, hiến kế cho ngành tôm.

Tại Diễn đàn chuyên đề nông nghiệp lần này, các đại biểu, các chuyên gia, các nhà khoa học đã thảo luận, đưa ra quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp then chốt chuyên sâu cho từng ngành. Ngành tôm đã đến lúc cần tái cơ cấu và chuyển đổi từ nuôi quy mô nhỏ lẻ, manh mún, đến đầu tư theo chuỗi và liên kết lại với nhau, lan tỏa các công nghệ đến các hộ nuôi.

Mục tiêu cuối cùng để khắc phục được những khó khăn do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu cũng như các thách thức khác đang ngày càng nhiều, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh giữa con tôm Việt Nam với con tôm các nước khác.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao những giải pháp này và khẳng định tầm quan trọng của các doanh nghiệp đầu ngành tôm, sẽ là những cánh chim đầu đàn đàn để liên kết và chung tay đưa ngành tôm phát triển bền vững.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất