| Hotline: 0983.970.780

Tạo cú hích cho Đề án 1 triệu ha lúa trong vụ đông xuân 2024-2025

Chủ Nhật 15/12/2024 , 10:10 (GMT+7)

Vụ đông xuân 2024 - 2025, nhiều giải pháp, mô hình đồng bộ sẽ được triển khai phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL.

Tối ưu hóa chuỗi giá trị lúa gạo

Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” không chỉ là chiến lược phát triển nông nghiệp mà còn là bước đi cụ thể của Việt Nam nhằm thực hiện cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính tại Hội nghị COP26.

Theo ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Đề án được triển khai tại 12/13 tỉnh, thành ĐBSCL với sự tham gia tích cực từ các địa phương, nông dân, HTX và doanh nghiệp. Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Đến năm 2025, hình thành 180.000ha lúa chất lượng cao với quy trình canh tác bền vững, giảm lượng giống xuống 80 - 100kg/ha và sử dụng 20% phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật so với hiện tại.

Đến năm 2030 mở rộng quy mô lên 1 triệu ha, giảm lượng giống gieo sạ xuống dưới 70kg/ha và giảm ít nhất 30% phân bón hóa học. 100% diện tích sẽ áp dụng quy trình canh tác bền vững như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” và phương pháp tưới tiết kiệm nước.

Nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vụ đông xuân 2024 - 2025. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vụ đông xuân 2024 - 2025. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mục tiêu xa hơn không chỉ là nâng cao thu nhập nông dân mà còn tối ưu hóa chuỗi giá trị lúa gạo, giảm thất thoát sau thu hoạch, thu gom và tái chế rơm rạ, tăng tỷ suất lợi nhuận lên trên 50% vào năm 2030.

Ở vai trò đầu mối hỗ trợ kỹ thuật, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã tích cực triển khai nhiều giải pháp. Ông Đỗ Văn Vấn cho biết, Trung tâm đã thực hiện đào tạo chuyên sâu cho cán bộ và nông dân, xây dựng các mô hình trình diễn về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) tại các tỉnh trọng điểm của Đề án như Tiền Giang, An Giang và Đồng Tháp.

Về đào tạo chuyên môn thời gian qua, Trung tâm đã triển khai 6 lớp ToT về IPHM với 180 giảng viên cấp quốc gia và 10 lớp FFS về IPHM đào tạo 300 nông dân. Về hỗ trợ triển khai IPHM, đã tổ chức mô hình 10ha IPHM ở Tiền Giang, áp dụng các giải pháp giảm phát thải như phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học và tưới tiết kiệm nước.

Đặc biệt trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động IPHM, tăng cường tập huấn cho nông dân, đặc biệt tại các tỉnh trọng điểm như Cần Thơ - nơi đã có 41 giảng viên IPHM. Đồng thời phát triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc BVTV sinh học… nhằm đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy canh tác lúa gạo bền vững tại ĐBSCL.

Vai trò của cơ giới hóa và công nghệ mới

Cơ giới hóa và công nghệ mới đang trở thành chìa khóa để hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án. Theo ông Đỗ Văn Vấn, tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ dự kiến sẽ đạt trên 50% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030. Việc áp dụng máy móc, thiết bị hiện đại không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giảm chi phí sản xuất, giải phóng sức lao động và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Cơ giới hóa và công nghệ mới đang trở thành chìa khóa để hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cơ giới hóa và công nghệ mới đang trở thành chìa khóa để hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Một số ứng dụng công nghệ nổi bật trong sản xuất lúa bao gồm: Drone phun thuốc, rải giống, bón phân, giảm lượng vật tư sử dụng, tăng độ chính xác trong canh tác; hệ thống cảnh báo mặn và tưới tự động, giúp nông dân chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bẫy đèn thông minh giúp quản lý dịch hại hiệu quả hơn; cấy máy và gặt đập liên hợp giúp nông dân tiết kiệm thời gian và giảm thất thoát sau thu hoạch.

Trong các tỉnh thành ở ĐBSCL, TP Cần Thơ là một trong những địa phương đi đầu trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, được Bộ NN-PTNT triển khai mô hình thí điểm và đã đạt kết quả tốt nhờ lòng ghép triển khai hiệu quả các lớp tập huấn IPHM và các mô hình ứng dụng cơ giới hóa. Ông Vấn nhấn mạnh, để đạt được các mục tiêu Đề án trong vụ đông xuân 2024 - 2025, nông dân cần tuân thủ lịch thời vụ, liên kết sản xuất qua các HTX và áp dụng đồng bộ kỹ thuật canh tác bền vững.

Xem thêm
Quảng Ninh khuyến khích nhà đầu tư xây dựng trang trại quy mô lớn

QUẢNG NINH Ngành chăn nuôi Quảng Ninh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất